Ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn bị xử phạt thế nào?

nguyễn thuý| 14/07/2022 15:00

Bạn đọc có email vanthanhxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi mới đi làm và muốn tham gia công đoàn nhưng bị bạn cùng làm ngăn cản. Xin hỏi, việc ngăn cản người khác tham gia công đoàn bị xử phạt thế nào?

Luật gia Nguyễn Thị Thúy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

Khoản 1 Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định về nội dung, hình thức người lao động được quyết định như sau:

1. Người lao động được quyết định những nội dung sau:

a) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

b) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

c) Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;

d) Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;

đ) Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Điểm a Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong các hành vi sau đây: b) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;

Như vậy, việc ngăn cản người lao động sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Theo laodong.vn
https://laodong.vn/tu-van-phap-luat/ngan-can-nguoi-lao-dong-gia-nhap-cong-doan-bi-xu-phat-the-nao-1065948.ldo
Copy Link
https://laodong.vn/tu-van-phap-luat/ngan-can-nguoi-lao-dong-gia-nhap-cong-doan-bi-xu-phat-the-nao-1065948.ldo
Bài liên quan
  • Tài chính của công đoàn cơ sở được hình thành từ những khoản nào?
    Tôi mới được bầu làm phó chủ tịch công đoàn cơ sở và được giao phụ trách mảng tài chính. Xin hỏi, nguồn tài chính của công đoàn cơ sở được hình thành từ những khoản nào? Bạn đọc có email hoangmaixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn bị xử phạt thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO