Nam giới vô sinh tăng: Tác động môi trường, đổ lỗi cho vợ…

ANH ĐÀO| 08/12/2022 17:53

Tình trạng vô sinh đang có xu hướng tăng, đặc biệt là ở nam giới do nhiều các nguyên nhân khác nhau: Tiếp xúc với các yếu tố độc hại, căng thẳng công việc, nhiều người vẫn còn đổ lỗi cho vợ…

20191125_133247_215912_quan_he_tinh_duc_2.max-1800x1800.jpg
Vô sinh ở nam giới ngày càng tăng - Ảnh: internet

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba, sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21. Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương có tỉ lệ sinh thấp và vô sinh cao.

Theo thống kê có tới 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với hiếm muộn.

Nhiều người còn đổ lỗi cho vợ

Kết hôn được 3 năm nay, vợ chồng chị H.K. (30 tuổi, TP.HCM) không sử dụng các biện pháp tránh thai với mong muốn nhanh có con. Nhưng đợi mãi kết quả vẫn không như mong đợi.

Hai vợ chồng chị K. quyết định đến một bệnh viện tại TP.HCM thăm khám. Sau khi làm các kiểm tra, kết quả cho thấy chồng chị có số lượng tinh trùng rất ít, chất lượng tinh trùng yếu, hình dạng tinh trùng bất thường.

Các bác sĩ nhanh chóng bổ sung nội tiết tố nam cho anh K. sau đó sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ tinh trùng. Sau điều trị khoảng bảy tháng cả hai vợ chồng đã đón nhận tin vui có con.

Bác sĩ Vũ Thái Hoàng - khoa ngoại tiết niệu, Bệnh viện Quân Y 175 (Bộ Quốc phòng) - cho biết nhiều trường hợp hiện nay vẫn còn tư tưởng đổ lỗi cho người vợ không có khả năng sinh con.

Nhiều người bắt vợ đi kiểm tra khắp nơi nhưng sau khi được giải thích chuyện sinh con không chỉ là việc của riêng vợ, chồng đã đồng ý đi kiểm tra.

Sau khi làm các xét nghiệm thì mới biết là lỗi do tinh trùng của chồng quá yếu, phải điều trị.

20200907_vo-sinh-nam-la-gi-4.jpeg
Tình trạng vô sinh của nam giới hiện nay có nguyên nhân do yếu tố môi trường - Ảnh: Internet

Nhiều yếu tố gây vô sinh nam giới

Bác sĩ Thái Hoàng cho biết hiện nay tình trạng vô sinh, đặc biệt là vô sinh ở nam giới đang có xu hướng tăng lên. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016 cho thấy ước tính tỉ lệ vô sinh tăng lên khoảng 6-8% trên 100 cặp vợ chồng.

Trong vô sinh ở nam, nữ thì vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm đến 50%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ vô sinh ở nam giới tăng như bị ảnh hưởng gen, tiếp xúc với các yếu tố môi trường, hóa chất độc hại, lối sống sinh hoạt, stress…làm cho chất lượng tinh trùng yếu đi, dẫn đến vô sinh.

“Đặc biệt là đối với nam giới làm việc văn phòng, ngồi nhiều, sử dụng rượu, bia, thuốc lá làm giảm nội tiết tố nam. Bên cạnh đó khiến lượng tinh trùng giảm đi cả về số lượng lẫn chất lượng và hình dạng tinh trùng, tỉ lệ đậu thai kém hơn”, bác sĩ Hoàng nói.

Theo bác sĩ Hoàng hiện nay nhiều người có xu hướng lập gia đình muộn, lo sợ vô sinh, hoặc mắc một số các loại bệnh càng lớn tuổi tinh trùng không thể sinh ra nên đi đến trung tâm sinh sản trữ trứng hoặc tinh trùng trữ đông.

Tuy nhiên, khi trữ đông khả năng tạo phôi cấy được em bé sẽ không cao, chi phí lớn nếu trường hợp bất đắc dĩ mới phải làm, đối với nam giới khỏe mạnh không khuyến khích.

PGS Trịnh Thế Sơn - giám đốc Trung tâm Mô phôi lâm sàng quân đội, Học viện Quân y - cho biết các kỹ thuật, các công cụ phát hiện vô sinh nam hiện nay ngày càng nhiều do vậy đã phát hiện được những yếu tố di truyền gây vô sinh ở nam giới, trong đó việc tinh trùng không đáp ứng đủ số lượng, chất lượng là yếu tố hàng đầu gây khó khăn cho quá trình thụ thai.

Bên cạnh đó, các yếu tố như cuộc sống căng thẳng gây áp lực cho quá trình quan hệ tình dục của nam giới, làm giảm tần suất thụ thai, môi trường, hoá chất, các chất gây nghiện… cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ vô sinh ở nam giới gia

Các bác sĩ khuyến cáo thời gian khám vô sinh cho mỗi cặp vợ chồng là phụ nữ dưới 35 tuổi, quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng các biện pháp tránh thai mà không có thai sau 12 tháng phải đi khám; đối với những trường hợp trên 35 tuổi thì sau 6 tháng là phải đi khám.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nam giới vô sinh tăng: Tác động môi trường, đổ lỗi cho vợ…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO