Theo Wall Street Journal, đối với các hệ thống phòng không di động (MANPADS) Stinger của Mỹ, chúng ta có thể nói về vài năm.
Stinger đã ngừng sản xuất tại Mỹ vào năm 2003. Chúng được phát triển bởi Raytheon Technologies. Gần đây, việc sản xuất thiết bị này đã được hồi sinh, nhưng sẽ không thể sản xuất những MANPADS này với số lượng lớn cho đến cuối năm 2023 hoặc thậm chí là năm 2024.
Điều tương tự cũng áp dụng cho hệ thống chống tăng Javelin. Kể từ năm 2009, Lầu Năm Góc đã mua khoảng 900 chiếc mỗi năm. Tuy nhiên đã giao cho Ukraine 8.500 chiếc - tất cả số lượng của Mỹ trong gần 10 năm.
Tạp chí Phố Wall nhấn mạnh rằng, việc bổ sung kho dự trữ sẽ không thể thực hiện được nhanh chóng, vì mỗi tổ hợp cần hơn 250 con chip và hiện tại không có con chip nào.
Trước đây có thông tin cho rằng Mỹ đang cố gắng đáp ứng nhu cầu quân sự của Ukraine về mọi thứ, từ đạn pháo đến hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, bằng cách thu hút các nhà sản xuất vũ khí với các hợp đồng dài hạn, vì chính quân đội Mỹ đang thiếu vũ khí.
Hôm 21/11, ông Doug Bush, trưởng bộ phận thu mua của quân đội Mỹ nói rằng quân đội nước này đang áp dụng rút gọn quy trình hợp đồng để đẩy nhanh việc này.
Theo Reuters, việc rút gọn quy trình này nghĩa là các quy trình thay vì nối tiếp nhau giờ đây sẽ được thực hiện song song. Washington đã gửi 18 tỉ USD vũ khí cho Ukraine kể từ khi Nga đưa quân vào Kyiv vào cuối tháng 2.
Theo dữ liệu hợp đồng gần đây, Lầu Năm Góc đã chi hơn 2,6 tỉ USD từ tháng 5 đến tháng 10 để bổ sung kho vũ khí quan trọng.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận rằng vẫn phải mất nhiều năm để quân đội Mỹ mới có thể bổ sung đầy đủ kho dự trữ.
Theo ông Bush, các hợp đồng trị giá khoảng 1 tỉ USD đã được giao cho nhà sản xuất vũ khí kể từ nửa cuối tháng 10, chủ yếu để bổ sung đạn dược và tên lửa. Trong đó bao gồm một hợp đồng trị giá 477 triệu USD với Lockheed Martin.
Tốc độ của các hợp đồng hiện “vượt 15% tiêu chuẩn tốc độ chi tiêu nội bộ của Lầu Năm Góc”.
Bình Minh (lược dịch)