Mỹ, Nhật Bản với tham vọng đối phó vũ khí siêu vượt âm

11/06/2024 11:09

Mỹ và Nhật Bản chính thức bắt tay cùng nhau nghiên cứu một hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn vũ khí siêu vượt âm mà hai nước hiện chưa thể bắn hạ.

Defense News đưa tin, đại diện Bộ Quốc phòng hai nước đã đặt bút ký vào thỏa thuận thực hiện dự án chung mang tên Đánh chặn giai đoạn lướt (GPI) để đối phó vũ khí siêu vượt âm, với chi phí ước tính khoảng 3 tỷ USD. Cơ quan phòng thủ tên lửa (MDA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn đầu dự án, trong khi phía Nhật Bản phụ trách mảng động cơ tên lửa và các bộ phận đẩy. Thỏa thuận trên là kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài hơn một năm giữa Mỹ và Nhật Bản. Kế hoạch theo đuổi dự án GPI lần đầu tiên được công bố trong cuộc gặp song phương giữa lãnh đạo hai bên nhân hội nghị thượng đỉnh với Hàn Quốc ở trại David (bang Maryland, Mỹ) vào tháng 8-2023. “Dự án GPI góp phần tăng cường năng lực răn đe của hai nước”, Lầu Năm Góc nêu rõ trong một thông cáo báo chí.

Tàu khu trục JS Maya của Nhật Bản bắn thử nghiệm tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 Block 2A. Ảnh: Kyodo News

Phía Mỹ dự kiến lựa chọn tập đoàn Northrop Grumman hoặc Raytheon Technologies làm nhà thầu chính vào cuối năm nay. Trong khi đó, Nhật Bản dù không cho biết liệu có nhiều công ty tham gia đấu thầu hay không, song khẳng định sẽ trao hợp đồng cho dự án GPI trước tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, một trong những gương mặt “nặng ký” có thể kể đến là công ty sản xuất quân sự lớn nhất xứ mặt trời mọc Mitsubishi Heavy Industries. Đây cũng là lần thứ hai Mỹ và Nhật Bản cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa đánh chặn trên hạm Standard Missile-3 Block 2A.

Dù hai nước đặt mục tiêu hoàn thành quá trình phát triển vào năm 2030, song Defense News dẫn một văn bản của Quốc hội Mỹ từng nêu rõ yêu cầu hệ thống phòng không của dự án GPI có thể trình diễn khả năng hoạt động ban đầu (IOC)-nghĩa là các thành phần trong hệ thống được vận hành thành công-vào cuối năm 2029, sau đó là khả năng hoạt động tác chiến đầy đủ vào năm 2032 để quân đội nước này có ít nhất 24 hệ thống trực chiến từ năm 2040. Một khi được triển khai, hệ thống trở thành một yếu tố quan trọng trong lá chắn phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Mỹ cũng như Nhật Bản.

Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ tối thiểu Mach 5, tức gấp 5 lần vận tốc âm thanh hay 6.174km/giờ, gồm hai loại chính là tên lửa hành trình sử dụng động cơ phản lực tốc độ cao và phương tiện lướt siêu thanh được phóng lên bầu khí quyển bằng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa đẩy. Ngoài vận tốc cực nhanh, vũ khí siêu vượt âm còn có đường bay không thể đoán trước, khiến chúng khó bị theo dõi và đánh chặn, đồng thời có thể xuyên thủng các lá chắn tên lửa. Chính vì vậy, khác với những hệ thống phòng thủ thông thường được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đối phương ngay trước khi tiếp cận mục tiêu, dự án mới của Washington và Tokyo sẽ nhằm đánh chặn vũ khí siêu vượt âm trong giai đoạn đang lướt đi-thời điểm được cho là dễ bị tổn thương nhất của quả đạn.

Những năm gần đây, các công nghệ liên quan đến tên lửa, trong đó có vũ khí siêu vượt âm, được nhiều nước cải thiện đáng kể. Đáng chú ý, Nga và Trung Quốc đã có những sản phẩm “có thể được triển khai” trong lĩnh vực này. Vì thế, không chỉ có Mỹ hay Nhật Bản, cuộc đua tăng cường khả năng đánh chặn vũ khí siêu vượt âm còn thu hút các nước. Đơn cử, Defense News đưa tin vào tháng 6-2023 rằng một liên doanh giữa Anh và Pháp đang lên kế hoạch phát triển hệ thống đánh chặn có khả năng tiêu diệt tên lửa siêu vượt âm nhằm góp phần hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của mỗi nước. Gần nhất, các công ty sản xuất quốc phòng của Đức và Tây Ban Nha đã giới thiệu một mô hình tên lửa thuộc dự án Hệ thống đánh chặn phòng thủ siêu vượt âm (HYDEF) tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế ILA Berlin 2024 ở Đức.

VĂN HIẾU 

Nổi bật Việt Báo
  • Diễn biến mới vụ khiếu kiện đất đai lớn nhất miền Trung
    Vụ tranh chấp khiếu kiện mua bán đất đai lớn nhất miền Trung đã xuất hiện những tín hiệu mới khi chủ đầu tư và đơn vị phân phối đã đàm phán và có được những thỏa thuận để tiến tới giải quyết các quyền lợi cho khách hàng sau thời gian dài tranh chấp, khiếu kiện. 
  • Tình hình cổ phiếu Thế giới Di động
    Nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ròng 1,05 triệu cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động để giảm sở hữu về 7,99% vốn điều lệ.
  • Saigon Co.op mở thêm 6 cửa hàng Co.op Smile tại TP. HCM
    Sáng ngày 27/7/2024, hệ thống cửa hàng bách hóa Co.op Smile đưa vào hoạt động 6 cửa hàng bách hoá Co.op Smile tại Quận 6, TP. Thủ Đức và Quận 12 nâng tổng số cửa hàng Co.op Smile lên con số 108 cửa hàng. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2024, hệ thống Co.op Smile sẽ đạt 140 cửa hàng.
  • Galaxy Z Fold6 và Z Flip6 bắt đầu lên kệ
    Ngoài bộ đôi smartphone gập Galaxy Z Fold6 và Z Flip6, các sản phẩm ra mắt cùng đợt của Samsung cũng bắt đầu mở bán tại Việt Nam.
  • 6 tháng cuối năm: Thận trọng đầu tư vàng, bất động sản khởi sắc
    Theo chuyên gia, đầu tư vàng nên cẩn trọng nhất vì không những chịu tác động bởi yếu tố thị trường mà còn bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố chính sách. Cùng với đó, bất động sản tại các đô thị và công nghiệp là hai khu vực phát triển tốt nhất từ đầu năm đến nay.
Đừng bỏ lỡ
Mỹ, Nhật Bản với tham vọng đối phó vũ khí siêu vượt âm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO