Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Không quân Hoa Kỳ hiện đang được phát triển theo chương trình Máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo đã được xác nhận là có chi phí lên tới hàng triệu USD, cho đến nay nó trở thành máy bay chiến đấu đắt nhất trong lịch sử thế giới với mức giá có thể cao gấp vài lần chiếc máy bay phản lực thế hệ thứ năm F-35A hiện đang được Mỹ đặt hàng. Máy bay chiến đấu đắt nhất trên thế giới hiện nay là F-35B, với giá gần 130 triệu USD mỗi chiếc, là loại máy bay chuyên dụng được thiết kế để hạ cánh thẳng đứng, hoạt động tác chiến trên các tàu sân bay. F-35A, được thiết kế để trở thành máy bay thế hệ thứ năm giá rẻ được Không quân và các đồng minh của Mỹ mua sắm với số lượng rất lớn, chỉ có giá khoảng 80 triệu USD cho mỗi chiếc, điều này biến F-35A trở thành máy bay chiến đấu ưu việt nhất của phương Tây về chi phí. Các máy bay F-15 thế hệ thứ tư cũ hơn, và nhiều hơn nữa là máy bay chiến đấu Eurofighter và Rafale thế hệ thứ tư của châu Âu, có giá cao hơn đáng kể trong khi sử dụng động cơ yếu hơn nhiều và thiếu các tính năng quan trọng như tàng hình. Tuy nhiên, chi phí hoạt động của F-35 cao hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, cùng với các vấn đề về hiệu suất đang diễn ra và sự chỉ trích rất gay gắt từ các quan chức Lầu Năm Góc đã làm dấy lên nghi vấn số lượng sản xuất của F-35 sẽ bị cắt giảm đáng kể.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 (Ảnh: Military Watch Magazine) |
Trong trường hợp F-35 đang được sản xuất với tốc độ gần 150 máy bay chiến đấu mỗi năm, mặc dù Lầu Năm Góc từ chối phê duyệt sản xuất quy mô lớn do máy bay chiến đấu không vượt qua được các bài kiểm tra, thì máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu sắp tới dự kiến sẽ chỉ có dưới 200 chiếc được sản xuất. Với phần lớn thách thức đối với sức mạnh không quân của Mỹ đến từ các mạng lưới phòng không trên bộ chứ không phải máy bay chiến đấu của đối phương. Nga, Triều Tiên, Iran và các đối thủ tiềm năng khác của Mỹ, tất cả đều dựa vào mạng lưới phòng không mặt đất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc khi khả năng bảo vệ không phận của các phi đội máy bay chiến đấu của họ suy giảm. F-35 chủ yếu được định hướng cho các hoạt động không đối đất và rất thích hợp để trấn áp phòng không. Tuy nhiên, khi đối đầu với các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hiệu suất cao của đối phương, F-35 không đặc biệt phù hợp để giao chiến với chúng, mặc dù Nga đã hủy bỏ chương trình MiG 1.42 đầy hứa hẹn và trì hoãn chương trình Su-57. Tuy nhiên, máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc, ngoài F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất được sản xuất và được trang bị sức mạnh cấp phi đội ở bất kỳ đâu trên thế giới hiện nay, đặt ra thách thức lớn cho Mỹ.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine) |
Số lượng máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Mỹ dự kiến sẽ bị hạn chế bởi chi phí sản xuất đắt đỏ của chúng. Ngoài ra, chi phí vận hành cao cũng là một bài toàn mà Lầu Năm Góc cần phải cân nhắc. Đây là điểm yếu của tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm hiện tại, điển hình là F-22 Raptor khi bị cắt giảm 75% số lượng sản xuất dự kiến và kết thúc vào năm 2011 với lý do chủ yếu đến từ chi phí vận hành và nhu cầu bảo dưỡng quá cao. Các chuyên gia ước tính chi phí vận hành trong suốt vòng đời của máy bay chiến đấu F-22 Raptor đắt gấp 5 lần chi phí mua máy bay mới.
Nếu các máy bay thế hệ tiếp theo mà Mỹ (NGAD) đang phát triển có tỷ lệ sản xuất và chi phí hoạt động tương tự như F-22, thì khả năng số lượng máy bay được sản xuất sẽ dưới 100 chiếc. Tuy nhiên, nếu nó có thể điều chỉnh chi phí hoạt động thấp hơn F-22, thì một phi đội gần 200 máy bay chiến đấu hoặc hơn một chút vẫn rất có thể xảy ra, đặc biệt khi việc cắt giảm các chương trình máy bay chiến đấu khác được xem xét. Liệu NGAD có phải là máy bay chiến đấu đầu tiên trong thế hệ của nó được đưa vào biên chế hay không vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Theo Military Watch Magazine