Mượn văn hóa làm chất liệu sáng tạo thời trang: Sai một ly, đi một dặm

Tô Hoàng Bảo (Đẹp/Vietnam+)| 09/08/2022 11:26

Các nhà thiết kế thường chọn văn hóa đặc trưng của các quốc gia làm nguồn sáng tạo không phải vì chúng khiến bộ sưu tập của họ trông khác biệt hơn so với những mùa trước.

Muon van hoa lam chat lieu sang tao thoi trang: Sai mot ly, di mot dam hinh anh 1

Có lẽ, giới mộ điệu không còn mấy lạ lẫm trước những bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các nền văn hóa khác nhau đến từ nhiều nhà mốt xa xỉ thời gian qua. Thế nhưng, ranh giới giữa việc “lấy cảm hứng” và “chiếm đoạt” văn hóa là vô cùng mong manh.

Không mới mà cũng chẳng bao giờ cũ, chiếm đoạt văn hóa dường như là một trong những đề tài “nóng hổi” khiến giới thời trang xôn xao trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Các nhà thiết kế thường chọn văn hóa đặc trưng của các quốc gia làm nguồn sáng tạo không phải vì chúng khiến bộ sưu tập của họ trông khác biệt hơn so với những mùa trước, cũng chẳng phải chiêu trò tạo tiếng vang dư luận. Mà ở đây, văn hóa, bên cạnh nghệ thuật, là chiếc cầu nối gắn kết các quốc gia, sắc tộc và giới tính lại với nhau.

Chính vì lẽ đó mà giới mộ điệu có thể dễ dàng tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo từ văn hóa và nghệ thuật thông qua các tạo tác thời trang của các nhà mốt danh tiếng.

Thế nhưng, một khi một bộ sưu tập có sự xuất hiện của các yếu tố văn hóa, điều này thường dẫn đến hai kết quả: một là tôn vinh nền văn hóa đó, hai là chiếm đoạt văn hóa.

Muon van hoa lam chat lieu sang tao thoi trang: Sai mot ly, di mot dam hinh anh 2

Rõ ràng, bốn kinh đô thời trang lớn nhất thế giới bao gồm Anh, Mỹ, Italy và Pháp đều là quê nhà của hầu hết các thương hiệu thời trang xa xỉ có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của địa hạt thời trang.

Nhìn chung, các nhà mốt xuất thân từ bốn kinh đô này đều mang lối thiết kế Bourgeois (phong cách tư bản) đặc thù như cổ điển, sang trọng và chỉn chu với nhiều lớp trang phục, phụ kiện. Nhưng các nhà mốt không thể dặm chân tại chỗ ở mỗi đất nước của mình, mà cần phải “xâm nhập” thị trường tiềm năng màu mỡ hơn cũng như lãnh địa sáng tạo đột phá, mới mẻ hơn.

Để làm được như vậy, niềm tự hào về di sản mang đậm dấu ấn Bourgeois vẫn chưa đủ, thậm chí phong cách này còn khá lạ lẫm so với cách ăn mặc của nhiều nước Á Đông, buộc các thương hiệu phải tạo nên những phép lai không chỉ kích thích niềm khao khát sở hữu của giới mộ điệu, mà còn không làm lu mờ các biểu tượng đặc trưng của nhà mốt. Và văn hóa chính là “chất xúc tác” mà các nhà thiết kế lồng ghép vào trong các bộ sưu tập của họ.

Muon van hoa lam chat lieu sang tao thoi trang: Sai mot ly, di mot dam hinh anh 3

Quay trở lại câu chuyện về chiếm đoạt văn hóa trong thời trang. Đây chẳng phải vấn đề diễn ra gần đây, mà nó đã có từ trước khi thuật ngữ “thời trang”, “xu hướng” và “phong cách” được ra đời.

Ở những năm thuộc thế kỷ 17, giới quý tộc Anh và Pháp vô cùng ưa chuộng sự lịch lãm và quyền lực từ bộ suit ba mảnh - bộ trang phục truyền thống từ các nước Hồi giáo. Không dừng lại ở đó, người của thời đại Nhiếp chính Anh thường diện mẫu quần churidaar truyền thống của Ấn Độ nhưng với phom dáng vừa vặn hơn.

Những dẫn chứng đơn giản đó đã phần nào cho thấy sự giao thoa các nền văn hóa đã xuất hiện từ những thế kỷ trước, diễn ra đồng thời với việc truyền bá tôn giáo và tín ngưỡng ở các nước.

Muon van hoa lam chat lieu sang tao thoi trang: Sai mot ly, di mot dam hinh anh 4

Ở thời điểm thời trang vươn lên trở thành một trong những nền công nghiệp bạc tỷ, cũng có không ít nhà thiết kế sử dụng yếu tố văn hóa làm chất liệu sáng tạo. Trong đó có thể kể đến bộ sưu tập Chanel Métiers d’Art 2011 của nhà thiết kế Karl Lagerfeld với những bộ trang phục lấy cảm hứng từ đồ truyền thống Ấn Độ như saree, anarkalis và salwar-kameez; bộ sưu tập Gucci Thu Đông 2019 với chiếc mũ Indy Turban của người theo đạo Sikh; và còn nhiều trường hợp khác.

Muon van hoa lam chat lieu sang tao thoi trang: Sai mot ly, di mot dam hinh anh 5

Nhìn ở nhiều góc độ, quả thật rất khó để có thể xác định “lai lịch” thật sự của các phom dáng trang phục cơ bản (chẳng hạn như chân váy, áo thun, áo sơmi…). Qua nhiều năm, giới mộ điệu xem đó là tài sản chung của nền thời trang. Riêng những dấu ấn mang bản sắc đặc trưng của các dân tộc, tôn giáo và quốc gia cần phải được tôn trọng.

Chiếm đoạt văn hóa không còn là vấn đề khi các nhà mốt chia sẻ rõ ràng về nguồn cảm hứng về nền văn hóa mà họ khai thác trên các món đồ thời trang. Có như vậy, đất nước sở hữu nền văn hóa đó mới có thể cảm nhận được sự trân trọng và tôn vinh của thương hiệu dành cho giá trị tinh thần tự hào của họ./.

Tô Hoàng Bảo (Đẹp/Vietnam+)
Bài liên quan
  • NSƯT Chiều Xuân - Đỗ Hồng Quân và những cặp đôi hạnh phúc dài lâu
    Giữa showbiz Việt đầy thị phi, có nhiều cặp đôi tay trong ồn ào thì một số cặp vợ chồng nghệ sĩ Việt vẫn giữ được hạnh phúc dài lâu, viên mãn.
  • Muôn kiếp nhân sinh 3 - Hướng đến hành trình tỉnh thức, đưa con người về nẻo thiện
    Nếu đã từng đọc “Muôn kiếp nhân sinh” tập 1 và 2 của Nguyên Phong, bạn sẽ nhận ra trong tập 3, tác giả tiếp tục dẫn dắt người đọc trở lại với những qui luật của vũ trụ, chi phối cuộc sống con người, đồng thời hé mở nhiều kiến giải sâu sắc về luật Luân hồi và Nhân quả dưới ánh sáng khoa học và tâm linh.
  • Chữa bệnh háo danh của người nổi tiếng
    Với sức ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, đội ngũ văn nghệ sĩ, người nổi tiếng lan tỏa, nhân lên những điều tốt đẹp; ngược lại, thói tật của họ cũng gây hệ lụy khôn lường. Bộ quy tắc ứng xử do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, cùng với việc chấn chỉnh hoạt động của người làm nghệ thuật là những nỗ lực hiện thực hóa chủ trương về “xây dựng con người có nhân cách”, xây dựng “môi trường văn hóa lành mạnh”.
  • Cung điện Hofburg: Một thành phố trong lòng thành phố
    Với hơn 700 năm lịch sử, Cung điện Hofburg nằm ở trung tâm của thành phố Vienna đã góp phần quan trọng vào lịch sử nơi đây. Cung điện từng là nơi ở và nơi trị vì của vương triều Habsburg, lịch sử ra đời của Cung điện Hoàng gia bắt nguồn từ thế kỷ thứ 13.
  • 5 thanh kiếm nổi tiếng trong lịch sử trung hoa: Cây nào cũng là bảo kiếm!
    Tương truyền rằng vào thời Xuân Thu chiến quốc, Việt vương Doãn Thường đã ra lệnh cho nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa là Âu Dã Tử làm ra 5 thanh bảo kiếm.
  • Tháng 6 về, lại nhớ bức họa 'Tháng 6 cháy bỏng'
    Tháng 6 cháy bỏng" được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của hội họa Anh xoay quanh đề tài mùa hè. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của họa sĩ người Anh - Frederic Leighton.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mượn văn hóa làm chất liệu sáng tạo thời trang: Sai một ly, đi một dặm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO