Hồi chúng tôi mới cưới nhau, mọi người đều trầm trồ. Ai cũng khen tôi lấy được người chồng hiền lành giỏi giang.
Và bản thân tôi cũng thấy thế thật khi tuổi còn trẻ nhưng chồng hùn vốn mở công ty riêng cùng với bạn và công việc làm ăn cũng thuận lợi.
Thế nhưng chỉ chưa đầy một năm tôi thực sự “vỡ mộng”, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Người ngoài thèm muốn được như gia đình tôi, còn tôi thì muốn thoát cũng không xong.
Chồng tôi có tật hút thuốc lá, nghiện game điên cuồng. Một ngày, nếu thiếu hai thứ đó chắc anh không sống nổi.
Trước đây, khi yêu nhau tôi nào phát hiện ra những thói xấu của anh. Nhiều lúc, thấy anh cầm điện thoại trong lúc chờ tôi dưới nhà. Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là anh giải khuây trong lúc chờ đợi. Ai dè cưới nhau về mới biết tật xấu đó anh không bỏ được.
Ngày nào tôi cũng than ngắn thở dài, nói nặng nói nhẹ cũng không ổn. Nhiều khi anh còn cáu lên với tôi. Tôi bắt chồng hứa phải bỏ thuốc và game sau khi sinh con, nhưng anh hứa xong lại quên luôn.
Xem thêm: Ly hôn 3 tháng, tôi nhớ chồng cũ quay cuồng
Sau ba năm mở công ty cùng bạn bè bị thua lỗ, công ty buộc phải giải thể và chồng tôi bắt đầu trải qua những ngày tháng thất nghiệp. Nhưng ở nhà, anh ấy vẫn không động chân động tay vào thứ gì. "Công việc" duy nhất của chồng tôi là chơi điện tử và ăn vặt, vứt rác bừa bãi, cũng chẳng giúp tôi đưa đón, tắm táp cho con.
Nhiều lúc, tôi tủi thân phát khóc vì chồng cứ như biến thành một con người khác. Có khi cả ngày hai vợ chồng chỉ nói dăm ba câu với nhau là hết chuyện. Tôi muốn anh làm giúp cái gì đó thì anh cứ ờ, à, rồi lại bỏ không. Anh chẳng cần biết vợ con cần gì mà lúc nào cũng chỉ “ôm” chiếc điện thoai, chơi điện tử và xem video.
Xem thêm: Ngay ngày tân gia, chồng đột ngột yêu cầu ly hôn khiến tôi lo tái mặt
Con ốm chồng cũng không hay và quan trọng là anh cũng không có ý định tìm việc mà cứ ở nhà mãi như vậy khiến tôi cảm thấy cuộc hôn nhân thực sự tù túng, không có tương lai.
Vài lần tính chuyện ly hôn, nghĩ đến vợ chồng chia tài sản, tôi lại nản. Bởi thứ tôi nhận được chính là một nửa số tiền một mình tôi kiếm ra.
Nhưng tôi không thể tiếp tục sống như thế này. Có ai cũng cưới phải người chồng lười biếng như tôi không?
Những điều cần cân nhắc trước khi tiến tới hôn nhân:
1. Hai bạn có cùng mục tiêu trong cuộc sống hay không?
Đây là một điều rất quan trọng để xem xét khi nói đến một cuộc hôn nhân. Hai bạn có dự định tiếp tục công việc hiện tại sau khi kết hôn không?
Những cột mốc quan trọng trong cuộc đời bạn sẽ là gì? Nếu bạn đang lên kế hoạch thay đổi nghề nghiệp, đối phương sẽ luôn sẵn sàng ủng hộ bạn cả về mặt tình cảm và tài chính hay không?...
2. Bạn có phiền toái nào từ người bạn đời không?
Bạn hãy tự hỏi xem có điều gì người ấy làm bạn phiền lòng? Điều gì bạn làm cho chồng hoặc vợ tương lai của mình phiền lòng? Khi bạn biết rằng những thói quen hay hành vi của bạn làm phiền người ấy thì bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người kia để sửa đổi, đồng thời bạn sẽ nói cho người ấy biết cảm giác của mình chứ?
Hôn nhân không phải là bến đỗ của tình yêu mà chỉ đơn giản là bắt đầu một cuộc hành trình mới với những thử thách mới. Việc cân nhắc và tiên liệu thật kỹ những trở ngại có thể gặp trên đường đi sẽ giúp bạn có một cuộc hôn nhân mỹ mãn.
3. Người ấy có đặt quyền lợi của bạn lên trên hay không?
Sẽ có những lúc trong hôn nhân mà mỗi người phải từ bỏ quyền lợi của bản thân để tìm điều tốt nhất cho cả hai. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận hy sinh, vì vậy hãy chọn người thật sự coi trọng mối quan hệ này để kết hôn!
4. Làm gì để có thể giữ mối giao thiệp rộng như thời độc thân?
Bạn muốn sau khi có vợ mà vẫn có thời gian dành cho các mối quan hệ làm ăn, bạn bè như thời còn độc thân. Vậy bạn cần xem xét mình nên làm gì để đảm bảo vừa giữ được các mối quan hệ tốt như thời còn độc thân mà vừa chăm sóc tốt cho gia đình và luôn đặt gia đình lên vị trí hàng đầu?
5. Người bạn đời liệu có sẽ luôn ủng hộ bạn và mọi quyết định của bạn chứ?
Người bạn chung sống suốt cả cuộc đời không nên là vật cản trong mọi quyết định của bạn, mà lẽ ra nên luôn là người ủng hộ và bên cạnh bạn dù chuyện gì xảy ra.
6. Phân chia công việc nhà
Việc nhà sẽ được thống nhất một người làm là chính, hay hai người cùng chia nhau: Nếu người kia nấu nướng, người này sẽ rửa chén, xoong chảo... Ai sẽ là người đảm bảo trật tự, nội thất, cũng như bảo dưỡng ngôi nhà, ai sẽ cắt cỏ, đổ rác? Con cái sẽ giúp bạn một tay để làm việc nhà và sẽ cho chúng tiền tiêu vặt chứ? Gánh nặng gia đình bạn sẽ phân chia ra sao?
7. Bạn có cảm thấy được tôn trọng không?
Tôn trọng lẫn nhau là điều tối quan trọng trong quan hệ vợ chồng. Nếu đối phương liên tục lẫn trốn hay không tôn trọng bạn, có lẽ họ chưa thực sự nghiêm túc trong mối quan hệ này!
Hãy xem xét liệu đối phương có dấu hiệu nào tỏ vẻ không lắng nghe hay không tôn trọng bạn hay không, vì đây có thể trở thành vấn đề lớn gây rạn nứt sau này.