Một số nội dung môn Sử bậc THPT sẽ bắt buộc

11/07/2022 20:36

Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh dạy 52 tiết/năm học bắt buộc với một số nội dung môn Lịch sử bậc THPT .

Thông tin trên thuộc Kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành.

Theo đó, Bộ sẽ xây dựng một số nội dung ở môn Lịch sử bậc THPT trở thành bắt buộc dạy và học áp dụng từ năm học 2022 - 2023. Dự kiến, thời lượng phần bắt buộc 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy cho tất cả học sinh.

Một số nội dung môn Sử bậc THPT sẽ bắt buộc - 1

Một tiết học của học sinh THPT. (Ảnh minh hoạ: GDTĐ)

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị chuyên môn thành lập Ban biên soạn, tổ biên tập và tổ chức thẩm định phần nội dung Lịch sử bắt buộc. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/8.

Sau đó, các đơn vị tiếp tục thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử với nhiệm vụ biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, hoàn thành trước 25/8.

Các đơn vị sẽ tổ chức các đợt tập huấn, 3 buổi/đợt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm hướng dẫn giáo viên, các trường về phần nội dung Lịch sử bắt buộc mới, hoàn thành trước 20/9.

Trước đó, ngày 27/6, Quốc hội yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu thiết kế lại môn Lịch sử bậc THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2022 - 2023 gồm cả hai phần tự chọn và bắt buộc.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia làm hai giai đoạn gồm giáo dục cơ bản (lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12). Lịch sử là môn bắt buộc trong giai đoạn cơ bản, cung cấp kiến thức phổ thông, cốt lõi về toàn bộ lịch sử thế giới và Việt Nam.

Đến giai đoạn định hướng nghề nghiệp (cấp THPT), chương trình chỉ yêu cầu học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Lịch sử là môn lựa chọn, học sinh được tuỳ chọn học hay không theo sở thích và định hướng nghề nghiệp.

Được thông qua từ năm 2018 nhưng khi đưa vào triển khai, bắt đầu với lớp 10 từ năm học 2022-2023, chương trình vấp phải nhiều tranh cãi liên quan đến môn Sử. Các ý kiến phản đối xuất phát từ lo ngại rằng, đưa Lịch sử thành môn tự chọn ở cấpTHPT sẽ khiến học sinh quên kiến thức lịch sử, ảnh hưởng đến nhận thức và lòng yêu nước của các thế hệ tiếp theo.

Hà Cường
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Vai trò của cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trong vụ án chuyến bay giải cứu
    Theo kết luận, ông Mai Tiến Dũng là người trình hồ sơ xin tổ chức chuyến bay tới ông Phạm Bình Minh (nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ) phê duyệt, không thông qua Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ.
  • Ăn mì chính có gây suy giảm trí nhớ?
    Mì chính từng là gia vị được ưa chuộng song gần đây nhiều gia đình loại bỏ loại chúng vì cho rằng có thể gây suy giảm trí nhớ, điều này có đúng?
  • Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương
    Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
  • Bí kíp quản lý kho hàng cho hộ kinh doanh hiệu quả
    Việc quản lý kho hàng là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả kinh doanh của các hộ kinh doanh nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp bí quyết giúp hộ kinh doanh tối ưu quy trình quản lý kho, từ đó giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động.
  • 'Cơn lốc' hàng giá rẻ Trung Quốc: Các nước đối mặt ra sao?
    Malaysia, Indonesia, Thái Lan... đã và đang tìm cách ứng phó trước làn sóng đổ bộ của hàng giá rẻ Trung Quốc qua các trang thương mại điện tử, đặc biệt là khi Temu xuất hiện.
Đừng bỏ lỡ
Một số nội dung môn Sử bậc THPT sẽ bắt buộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO