Một bộ phim đang được Knet khen ngợi hết lời khi so sánh với 'Snowdrop': Cùng lấy bối cảnh Phong trào dân chủ nhưng vì sao phản ứng lại khác biệt đến vậy?

Munnie (lược dịch),| 22/12/2021 13:24

Thậm chí, rất nhiều người Hàn đang cực kỳ tức giận khi fan quốc tế đặt 'Snowdrop' và bộ phim này ngang hàng với nhau.

Trong bối cảnh làn sóng tẩy chay "Snowdrop" đang ngày càng trở nên căng thẳng hơn, cộng đồng mạng Hàn Quốc gần đây cũng bắt đầu nhắc đến một bộ phim khác từng lên sóng hồi giữa năm nay. Cùng lấy bối cảnh Phong trào dân chủ nhưng so sánh với "Snowdrop", có thể thấy phản ứng của khán giả lẫn giới chuyên môn dành cho "Youth Of May" lại hoàn toàn khác biệt một trời một vực.

Youth-Of-May-Snowdrop

Lấy bối cảnh Phong trào dân chủ Gwangju năm 1980 (tiền đề tạo nên Phong trào dân chủ Seoul 1987 - cũng chính là bối cảnh của "Snowdrop"), "Youth Of May" (12 tập, phát sóng trên KBS2) kể về câu chuyện tình yêu của chàng sinh viên y khoa Hwang Hee Tae (Lee Do Hyun thủ vai) và nữ y tá Kim Myung Hee (Go Min Si thủ vai) - 2 còn người đã bị cuốn hút lẫn nhau giữa những định mệnh của vòng xoáy lịch sử. Thoạt nghe, nội dung cốt truyện của "Youth Of May" có vẻ như không có quá nhiều điểm khác biệt so với "Snowdrop", và thực tế là sau khi "Snowdrop" lên sóng, rất nhiều fan quốc tế đã cho rằng 2 bộ phim này mang đến cảm giác rất giống nhau. Thế nhưng đây lại là lời nhận xét khiến khán giả Hàn Quốc không hề hài lòng nếu không muốn nói là cực kỳ tức giận, bởi với họ "Youth Of May" và "Snowdrop" là 2 bộ phim không bao giờ có thể mang ra đặt ngang hàng.

Youth-Of-May-Snowdrop
Youth-Of-May-Snowdrop

Theo dòng phát triển của mạch phim, càng về sau, "Youth Of May" càng khiến khán giả cảm nhận rõ hơn bầu không khí của bối cảnh lịch sử thời kỳ đó. Từ nửa cuối bộ phim, toàn bộ các nhân vật đều bị cuốn vào cuộc vận động dân chủ tại Gwangju năm 1980 - có người mãi mãi ra đi, có người bị thương, cũng có người sống sót với cảm giác tội lỗi. Có thể nói, "Youth Of May" đã đi đúng hướng trong việc truyền tải thông điệp: Không một ai có thể sống tự do tại Gwangju vào những ngày tháng 5 (năm 1980).

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa "Youth Of May" và "Snowdrop", theo nhận xét của netizen Hàn, chính là cách 2 bộ phim này lột tả Cơ quan An ninh Quốc gia. Trong "Youth Of May", cả Cơ quan An ninh lẫn những người lính làm việc theo mệnh lệnh của họ đều được miêu tả sát với thực tế với những cảnh bắt giữ, tra tấn, hoặc cảnh binh lính giết người theo lệnh rồi sau đó cảm thấy tội lỗi,.... Từ quá khứ cho đến kết cục của họ ở thời điện đại, tất cả đều không được tô hồng hay mỹ hóa dù chỉ một chút.

Youth-Of-May-Snowdrop
Youth-Of-May-Snowdrop

Trong khi đó với "Snowdrop", Cơ quan An ninh Quốc gia lại được mô tả là một nơi truy bắt gián điệp thực sự chứ không phải bắt giữ những người tham gia vận động dân chủ (cần lưu ý rằng xã hội Hàn Quốc thời kỳ đó không có gián điệp mà chỉ có những sinh viên với tư tưởng tiến bộ bị chính quyền vu oan là gián điệp). Trong "Snowdrop", nhiều nhân viên thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia được mô tả như những người rất nhân đạo - hiền lành, tự bảo vệ chính mình, có năng lực và có câu chuyện riêng đằng sau đó. Thực tế, đây là một trong những điểm khiến "Snowdrop" vấp phải sự phản đối quyết liệt từ khán giả Hàn Quốc.

Một điểm khác biệt khác cũng đang được người Hàn nhắc đến nhiều không kém chính là cách 2 ekip tìm hiểu bối cảnh lịch sử trước khi sản xuất "Youth Of May" và "Snowdrop". Dưới đây là một phần bài phỏng vấn của biên kịch "Youth Of May"!

- Tôi tò mò không biết bạn đã viết tác phẩm lần này với tâm trạng như thế nào và mục đích thôi thúc bạn viết ra "Youth Of May" là gì.

▶ Khi tôi bắt đầu nghiên cứu tài liệu, tôi đã định tìm hiểu về bi kịch 18/5 và những người đã ra đi. Nhưng không biết từ lúc nào đó, tôi lại nhìn thấy "những người còn ở lại" nhiều hơn trong các văn bản được để lại. Tất cả những lời khai và tài liệu mà tôi đọc được đều mang đến cho tôi cảm giác như chúng được ghi chép để chúng ta nhớ đến bi kịch của những người còn ở lại, những người đã mất đi người thân yêu của mình trong thời kỳ đó. Đó chính là lúc tôi bắt đầu viết ra "Youth Of May" với suy nghĩ muốn truyền tải đến mọi người câu chuyện của những người ở lại.

- Dù lấy bối cảnh của Phong trào dân chủ Gwangju, nhưng khác với các bộ phim truyền hình trước đây, "Youth Of May" lại là câu chuyện của những nhân vật được đặt trong sự kiện đó. Bạn có gặp khó khăn gì trong quá trình giải quyết vấn đề này không?

▶ Ban đầu, việc xử lý bối cảnh 18/5 vô cùng áp lực. Tôi đã nói với giám đốc trung tâm, người đã đề xuất kế hoạch này, rằng tôi không thể làm được đâu. Tác phẩm của chúng tôi tập trung vào chuyện tình yêu và gia đình của những con người bình thường hơn là dòng chảy lớn của lịch sử, tuy nhiên khi đặt nó trong bối cảnh của một sự kiện lịch sử có thật, chúng tôi đã hạ quyết tâm "Đừng viết ra dù chỉ một dòng sự thật không có trong lịch sử".

Trước tiên, đây cũng là thời đại mà tất cả chúng tôi, từ tôi cho đến đạo diễn và các diễn viên chính, đều chưa từng trải qua. Chúng tôi đã cố gắng giới thiệu lẫn nhau các tài liệu hữu ích như phim ảnh, tài liệu video, sách báo, thậm chí là chia sẻ những câu chuyện mà mình nghe được từ bố mẹ hoặc những người xung quanh trong những nỗ lực cố gắng tiếp cận thời đại đó.

Youth-Of-May-Snowdrop

Trong khi đó, khi nói về những tranh cãi lịch sử xung quanh "Snowdrop", đạo diễn phim đã lên tiếng giải thích: "Có lẽ tôi phải giải thích về tác phẩm trước. Dù được đặt trong bối cảnh năm 1987 nhưng đây là một bộ phim giả tưởng hoàn toàn. Ngoài bối cảnh thời đại, trọng tâm của toàn bộ mạch phim chỉ xoay quanh chuyện tình yêu thời thanh xuân của nam nữ chính. Tất cả các chi tiết khác đều chỉ làm nền cho câu chuyện tình yêu này. Tuy nhiên, một số đoạn tóm tắt đã bị rò rỉ và khiến nhiều người hiểu lầm. Ekip sản xuất xin chịu trách nhiệm vì đã quản lý lỏng lẻo, nhưng cốt truyện hoàn toàn khác với những gì mà khán giả vẫn nghĩ. Tôi hy vọng các bạn sẽ xác nhận điều này thông qua quá trình theo dõi bộ phim".

Khi mang "Youth Of May" và "Snowdrop" ra so sánh, khán giả Hàn Quốc tin rằng vấn đề lớn nhất làm nên phản ứng khác biệt giữa 2 bộ phim chính là cái tâm và cái tầm của 2 ekip. Không chỉ có đạo diễn hay biên kịch mà 2 diễn viên chính của "Youth Of May" là Go Min SiLee Do Hyun đều được biết đến với quá trình dày công chuẩn bị, tìm hiểu kỹ về bối cảnh lịch sử trước khi quay phim thông qua sách vở hoặc những chuyến ghé thăm những người đã trực tiếp trải qua thời kỳ đó. Ngược lại, từ trước khi "Snowdrop" lên sóng, cả Jung Hae In lẫn Jisoođều bị chỉ trích gay gắt vì những phát ngôn như "thích lịch sử", "học lịch sử qua kịch bản",....

- "Thậm chí dàn diễn viên của "Youth Of May" còn đọc sách, nghiên cứu tài liệu và phân tích rất kỹ bối cảnh lịch sử và ý nghĩa câu chuyện nữa cơ... Ngay từ đầu 2 bộ phim này đã không ở cùng đẳng cấp để có thể mang ra so sánh rồi"

- "Không thể so sánh "Youth Of May" với một bộ phim rác rưởi như "Snowdrop" được nhé. "Youth Of May" là bộ phim để đời của tôi đấy"

- "Lũ gián quốc tế biết gì về lịch sử Hàn Quốc mà lên tiếng chứ. Sao lại đi so sánh "Youth Of May" với "Snowdrop""

- "Lúc "Youth Of May" lên sóng thì lũ gián quốc tế có thèm quan tâm đâu, vậy mà giờ lại đi so sánh phim với "Snowdrop" á?"

- ""Đừng viết ra dù chỉ một dòng sự thật không có trong lịch sử" ㅜㅜ Chỉ riêng câu này cũng đủ tạo nên sự khác biệt giữa 2 ekip rồi"

- "Lee Do Hyun và Go Min Si đã nghiên cứu lịch sử rất kỹ trước khi bắt đầu quay phim đấy. Làm ơn đừng so sánh họ với dàn diễn viên "Snowdrop" chứ ㅜㅜㅜ"

- "Cái tâm và cái tầm của ekip "Youth Of May" khác biệt một trời một vực so với "Snowdrop" ㅋㅋㅋ Một bên cho thấy rõ thái độ kính nghiệp còn một bên chỉ quay phim vì tiền thôi ㅋㅋㅋㅋㅋㅋ"

- "Drama yêu thích nhất của tôi mà tụi gián quốc tế dám mang ra so sánh với "Snowdrop" ư..."

- ""Youth Of May" có gián điệp không? Có nhân viên Cơ quan An ninh nào có tinh thần nhân đạo không? Chẳng hiểu sao lại mang ra so sánh được"

- ""Youth Of May" không hề có chuyện mỹ hóa hay tô hồng gì như "Snowdrop" đâu nhé. Tôi là fan của một diễn viên đóng vai ác trong "Youth Of May" và mỗi lần diễn viên yêu thích của tôi xuất hiện tôi đều sôi máu đến mức không muốn xem nữa đấy. Sao lại so sánh 2 phim này với nhau chứ"

Trước đó trong bài đăng chỉ trích "Snowdrop", ứng viên Tổng thống Sim Sang Jung - một nhân chứng sống của Phong trào dân chủ, cũng đã nhắc đến "Youth Of May" và gọi bộ phim này là "tiền lệ xuất sắc" của ngành phim ảnh Hàn Quốc.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Một bộ phim đang được Knet khen ngợi hết lời khi so sánh với 'Snowdrop': Cùng lấy bối cảnh Phong trào dân chủ nhưng vì sao phản ứng lại khác biệt đến vậy?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO