Mở cửa phải nhất quán, khoa học, không dựa vào cảm tính

09/11/2021 11:10

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, trong 2 ngày 8-9/11, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội, thảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022. * Xem trực tiếp thảo luận

TIẾP TỤC CẬP NHẬT,…


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự phiên thảo luận. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cũng tại phiên họp, Quốc hội thảo luận: Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

Trong quá trình Quốc hội thảo luận, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, tính đến hết buổi sáng ngày 9/11 đã có 96 đại biểu phát biểu. Chiều nay Quốc hội tiếp tục phiên họp vào lúc 14.00'.

Mở cửa phải nhất quán, khoa học, không dựa vào cảm tính

Từ kinh nghiệm chống dịch tại nhiều địa phương và học tập kinh nghiệm từ một số quốc gia, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) đề xuất một số vấn đề cần được toàn hệ thống chính trị và xã hội quan tâm trong thời gian tới.

Trước tiên, cầntập trung rà soát lỗ hổng trong việc bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền, phụ nữ có thai… Bảo vệ cơ sở y tế, các viện dưỡng lão để không trở thành các ổ dịch, và đặc biệt là nhanh chóng tiêm phủ vaccine mũi 1 cho đại bộ phận dân số bởi mũi 1 giúpgiảm tỷ lệ tử vong rất cao, sau đó mới tính đến mũi 2, mũi 3.

Tiếp đó, cần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát hiện, theo dõi và điều trị COVID-19 trên phạm vi toàn quốc, “không để riêng một bộ chủ trì trong triển các lĩnh vực vô cùng quan trọng này”.

Hội đồng nghiệm thu phần mềm các appứng dụng cần phải có các chuyên gia cókinh nghiệm, tâm huyết của ngành y tế, công an, quân đội, những người đã và đang trực tiếp tham gia chống dịch. Sau khi thử nghiệm hoàn chỉnh cần triển khai đồng bộ trên diện rộng, tránh hiện tượng "đầu voi, đuôi chuột" của những phần mềm trước đây.

Theo đại biểu, rào cản lớn nhất trong lĩnh vực này chính là cơ quan quản lý nhà nước chưa thống nhất, các quy định, quy trình chưatường minh dẫn đến hiệu quả còn khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin.

Đại biểu đề xuất nên lấy tiêu chí “đơn giản và rộng mở” để triển khai ứng dụng.Đơn giản là để bất cứ người dân nào có thể sử dụng được, thời gian nạp dữ liệu ngắn nhấtvà rộng mở là có thể thích ứng, tích hợp với tất cả các phần mềm đã, đang và sẽ triển khai trong tương lai..

Đại biểu cho rằng, việc mở cửa phải từ từ nhưng nhất quán dựa theo khuyến cáo y khoa đã được kiểm chứng, không mở cửa dựa vào cảm tính, không duy trì chế độ zero COVID-19. Chúng ta cần trở lại cuộc sống bình thường thông qua việc tuân thủ cácquy tắc sống an toàn với dịch, người dân không sợ COVID, nhưng không thể chủ quan để dịch bùng phát diện rộng.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị các cấp có thẩm quyền chú trọng đầu tư chuyên môn, cơ sở vật chất cho y tế tuyến huyện, quận, xã, phường...

Tăng cường nguồn lực cho trạm y tế xã, phường

Về năng lực trạm y tếxã, phường, thị trấn, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho biết, đến nay, mớicó 77,9 % số xã được đầutư nâng cấp; 48,8% trạm ytế xã được thực hiện tỷ lệ danh mụcdịch kỹ thuật y tế tuyến xã,cơ sở vật chất, trang thiếtbị, nhân lực chưa đáp ứng đượcyêu cầu, tổ chức bộ máy, kinhphí hoạt động phân cấp quản lýcòn nhiều bất cập.

Theo đại biểu, thời gian tới, tình hình dịch bệnh diễn biến phứctạp, người dân sau điều trị nhiễmdịch để lạidi chứng như trẻ em mồ côi, ngườicao tuổi, đồng bào dân tộc thiểusố số miền núi… rấtcần được theo dõi, chăm sóc sứckhỏe tại trạm y tế nơi sinhsống.

Từ thực tế đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chínhphủ quan tâm tăng nguồn lực ngânsách cho y tế dự phòng, ngânsách chi thường xuyên các chương trìnhmục tiêu quốc gia để có nhữngchính sách hỗ trợ đảm bảo ansinh xã hội, nâng cấp trạm ytế cấp xã, nhất là nơi cóđiều điều kiện kinh tế khó khăn.

Đề nghị Bộ Y tế tham mưuvới Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, cơ chế quản lý, tiêuchí trạm y tế quốc gia phùhợp với tình hình mới.

Đề nghị các tỉnh, thành phố cóchính sách thu hút bác sĩ vềlàm việc, đào tạo, bồi dưỡng nhânlực, tăng cường nguồn lực cho trạmy tế xã, phường, thị trấn.

Xóa bỏ áp lực khi học trực tuyến kéo dài

Theo đánh giá của đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh), thời gian qua cả hệthống chính trị, toàn ngành giáo dụcvà bản thân các thầy, cô giáođã có nhiều cố gắng, chủ động,linh hoạt, sáng tạo trong triển khaidạy vàhọc trực tuyến. Qua đó, thể hiện sựthích nghi nhanh chóng ngành giáo dụcvới tiến bộ khoa học công nghệ,biến nguy thành cơ, bảo đảm mụctiêu kép.

Theo đại biểu, học online không thể thay thế đượcviệc học trực tiếpnhưng là giải pháp tấtyếutối ưu đểbảođảm cungcấp kiến thức, sự an toàn chongười học trước những diễn biến phức tạpcủadịch COVID-19. Vớingười học, đặc biệt là học sinhphổ thông, học tập trực tiếp vẫnlà hình thức mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, đại biểu cũng chorằng, chất lượng việc dạy và họcchưa đượcbảo đảm do nhiều yếutố khách quan như: chấtlượng đường truyền không ổn định; một bộ phận thầy cô giáo, đặcbiệt là những giáo viên lớn tuổigặp khó khăn trong việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy.

Chất lượng dạy học trực tuyến bịảnh hưởng còn một phần bởi thiết bịsử dụng dạy họchạn chếcả về số lượng, chất lượng; việcquản lý học sinh trong quá trìnhhọc tập chưathật hiệu quả.

Vấn đề nữa là việc dạy và họctrực tuyến kéo dài đã gây racác vấn đề liên quan đến sứckhỏe của người dạy, người họckhi phải ngồi tiếp xúc với thiếtbị điện tử lâu và không vậnđộng trong thời gian dài. Học sinhnảy sinh tâm lý lo lắng khibị giảm tương tác với thầy cô, bạn bè, trong khi nhiều phụhuynh chưa tương tác hợp lý vớicon trong quá trình học trực tuyến.

Bên cạnh đógiáo viên cũng dễ nảy sinh áp lực tâmlý khi một tiết dạy không chỉ có học sinh mà có cảphụ huynh, thậm chídư luậnvà cả mạng xã hội cùng "nhìn"...

Từnhững khó khăn trên, đại biểu Nguyễn Thị Hàđề xuấtChính phủgiao cho các bộ, ngành hữu quan có kế hoạchnâng cấp đường truyền đểbảo đảm chất lượng.

Đồng thời, mở rộngđối tượng được tiếpcận với Chương trình Sóng và máytính cho em; nghiên cứu cáchình thức thu hút doanh nghiệptham gia vào Chương trình để sớm đạt được mục tiêu “khônghọc sinh nào bị bỏ lại phíasau".

Đại biểu đề nghị, Bộ Giáodục và Đào tạo nghiên cứu tổchức các chương trình đối thoại, traođổi giữa cấp quản lý giáo viên,phụ huynh và học sinh để chiasẻ và xóa bỏ áp lực tâmlý của các bên khi học trựctuyến kéo dài. Chính phủ cũng cầnchỉ đạo các bộ, ngành hữuquan nghiên cứu xây dựng các phầnmềm quản lý việc dạy vàtổ chức dạy trực tuyến phùhợp, hiệu quả, tiên tiến và thânthiện với người dùng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi

Đại biểu Thái Thu Xương (Hậu Giang) kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp căn cơ hơn trong công tác phòng chống dịch để đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, nền kinh tế nhanh chóng phục hồi.

Thứ nhất, xây dựng chương trình tổng thể, công tác phòng chống dịch phải được chuẩn bị đủ nguồn lực kể cả về con người và vật chất, nhất là khâu điều trị.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm các giải pháp, khuyến cáo ngành chức năng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, vừa đảm bảo đời sống, sản xuất người dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.

Thứ ba, tiếp tục rà soát bổ sung các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đảm bảo trước tình hình diễn biến dịch phức tạp theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, điều kiện hỗ trợ, nghiên cứu hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các nhóm đối tượng là lao động tự do, vìngân sách địa phương đã dành phần nhiều cho công tác phòng chống dịch.

Thứ tư, rà soát điều chỉnh các chính sách hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đảm bảo sức khỏe, động viên tinh thần hơn nữa lực lượng này.

Thứ năm, có biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ em trước mắt và lâu dài như tiếp tục tiêm vaccine cho trẻ em, trẻ vị thành niên. Quan tâm hỗ trợ trẻ bị mồ côi do cha mẹ mất vì dịch bệnh được phát triển toàn diện.

Thứ sáu, tích cực trong nghiên cứu vaccine, thuốc điều trị, huy động y tế tư nhân tham gia chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Bảo đảm sự đồng đều trong tiếp cận giáo dục

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) cho rằng, cần tìm ra các giảipháp phù hợp hơn đối với công tác giáodục trong thời điểm hiện nay.

Theo đại biểu, việcdạy học trực tuyến đã được triểnkhai trên toàn quốc, tuy nhiênvẫncòn một số em học sinh rấtkhó khăn trong tiếp cậntiểu họcviệc học trực tuyến do nhiều nguyênnhân khác nhau, điều này ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng giáo dục.

Vì vậy, phải có giải pháp,chính sách đảm bảo sự đồng đềuviệc tiếp cận và đảm bảo chấtlượng học tập của học sinh trongđiều kiện hiện nay.

Bên cạnh đó,cần phải triển khai có hiệu quảcác chính sách hỗ trợ các tổchức, cá nhân trong lĩnh vực giáodục, đào tạo, văn hóa, thể thaovà du lịch…

Đồng thời,tăng cường công tác tập huấn, bồidưỡng đội ngũ giáo viên về cáckỹ năng cần thiết để tiến hànhdạy học trực tuyến, đào tạo từxa để nâng cao chất lượng bài giảng, phát huy khả năng tự họccủa học sinh và sinh viên.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ) cho rằng việc triển khai thực hiệncòn rất chậm.

Để bảo đảm thực hiện mục tiêu các chương trình đã đề ra, đáp ứng mong mỏi, nguyện vọng của đồng bào cử tri nhất là ở các khu vực miền núi, khu vực khó khăn, đại biểu đề nghị Chính phủ quyết liệt chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, sớm quyết định đầu tư hai Chương trình mục tiêu quốc gia còn lại. Sớm ban hành quy định về nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn của ba chương trình.

Ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn nhiều khó khăn, quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đại biểu cũng đề nghị sớm ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp theo các nghị quyết đã được Quốc hội ban hành làm căn cứ để phân bổ vốn, cân đối nguồn lực và triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểuthống nhất việc chuyển nguồn vốn 16.000 tỷ đồng từ năm 2021 sang năm 2022 để tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương cho thực hiện các mục tiêu quốc gia trong năm 2022 sẽ là 24.000tỷ đồng.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, thẩm quyền phân bổ ngân sách Trung ương cho các bộ, ngành, địa phương là của Quốc hội. Tuy nhiên, để bảo đảm kịp thời triển khai chương trình và cũng để rõ trách nhiệm, tránh hình thức, đại biểu nhất trívới đề nghị của Chính phủ là Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ phân bổ chi tiết và Chính phủ chịu trách nhiệm việc phân bổ. Quốc hội và các cơ quan liên quan sẽ giám sát, kiểm tra.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Làn sóng dịch hiện nay với biến chủng Delta đã làm đảo lộn kết quả phòng chống dịch bệnh của các nước trên thế giới.

Từ khi phát hiện ca COVID-19 đầu tiên vào tháng 1/2020, Việt Nam đã trải qua ba đợt dịch và đang trong đợt thứ tư. Có một thực tế là đợt dịch lần sau bao giờ cũng diễn biến phức tạp hơn đợt dịch trước đó. Đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta, lây lan nhanh, mạnh, có khả năng tăng nặng bệnh, gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Với sự nỗ lực, đoàn kết và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân; các chủ trương, giải pháp, quyết sách được triển khai nhanh chóng, quyết liệt, kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị. Chúng ta đã triển khai đồng bộ tất cả các biện pháp về chuyên môn y tế, giãn cách, tăng cường giãn cách, an sinh, an ninh và an toàn trật tự xã hội...

Đến nay, các địa phương ở tâm dịch như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... đã kiểm soát được số ca nhiễm, ca tử vong; dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc được kiểm soát và cả nước đang từng bước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Đối phó với đại dịch chưa có trong tiền lệ phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, báo cáo của Chính phủ đã thẳng thắn nêu lên những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng chống dịch như công tác dự báo có lúc chưa sát với thực tiễn; việc chỉ đạo điều hành có nơi, có lúc còn lúng túng, bị động; tổ chức thực hiện tại các địa phương thiếu nhất quán, nhất là việc đi lại của người dân; hệ thống y tế bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng khi đáp ứng với đại dịch.

Để đối phó với đại dịch chưa có trong tiền lệ, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm; phải liên tục điều chỉnh các chính sách, chiến lược cho phù hợp.

Thực tế công tác phòng, chống dịch trong thời gian vừa qua, chúng ta đã có một số kết quả, bài học bước đầu:

Thứ nhất, là sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt của Đảng, Nhà nước; huy động toàn đảng, toàn dân, toàn quân tham gia công tác phòng chống dịch; đã phát huy được thế mạnh của hệ thống chính trị cơ sở, huy động mọi tầng lớp nhân dân; cả nước đồng lòng chống dịch với ưu tiên đặt sức khỏe, tính mạnh của người dân lên trên hết, trước hết;

Thứ hai, nhiều kinh nghiệm quý báu với các giải pháp chuyên môn phòng, chống dịch chưa có trong tiền lệ được áp dụng như cách ly, điều trị F0 tại nhà;xét nghiệm thần tốc, phân tầng điều trị, thiết lập trạm y tế lưu động, trung tâm hồi sức tích cực. Chiến lược phòng chống dịch luôn được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tiễn theo từng hoàn cảnh, diễn biến của dịch;

Thứ ba, huy động số lượng lớn các lực lượng y tế, quân đội, công an và các lực lượng khác vào TPHCM và các tỉnh phía Nam. Trong đại dịch, chúng ta đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau vượt qua khó khăn.

Ngành y tế xin được chia sẻ với những mất mát, tổn thất nặng nề về con người tại TPHCM và các địa phương khác trong thời gian qua.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đang được triển khai rất thành công

Về vấn đề vaccine, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, chúng ta đã triển khai chiến lược vaccine rất hiệu quả, trên tất cả lĩnh vực từ mua, nhập khẩu, nghiên cứu sản xuất trong nước, tổ chức chiến dịch tiêm chủng...

Đến nay, Việt Nam đã có những thỏa thuận, đơn hàng, hợp đồng lên tới 200 triệu liều; đã tiếp nhận khoảng 125 triệu liều. Chúng ta đang đẩy nhanh tốc độ đưa vaccine về trong cuối năm nay để phục vụ người dân miễn phí. Chiến dịch tiêm chủng vaccinecũng đang được triển khai rất thành công.

Tính đến hết ngày 07/11/2021, cả nước đã tiêm được hơn 90 triệu liều với hơn 83,8% số người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 40% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 liều vaccine. Số lượng vaccine hiện tại đã đảm bảo bao phủ đủ liều vào cuối năm nay; đồng thời triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vaccine tiêm chủng nhiều nhất, đứng thứ 02 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia) và là một trong nhóm 3 nước có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới tính theo số liều tiêm theo ngày và theo tuần.

Ngoài ra, chúng ta cũng đang tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine trong nước với 2 vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 3; 1 vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 2 cùng với các thỏa thuận chuyển giao công nghệ với các quốc gia trên Thế giới để từng bước chủ động vaccine trong nước.

Y tế dự phòng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế

Về y tế cơ sở, y tế dự phòng, Bộ trưởng nêu rõ: Trong thời gian qua, y tế cơ sở, y tế dự phòng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm; Nghị quyết 20 của Trung ương đã xác định y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2348 ngày 05/12/2016 xây dựng Y tế cơ sở trong tình hình mới; các đề án 47, 930 đã đầu tư cho tuyến huyện trước năm 2011 và hiện nay đang huy động một số dự án ODA đầu tư các trạm y tế tuyến xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại cơ sở.

Tuy nhiên hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế và chưa đáp ứng năng lực phòng, chống dịch, nhất là khi xảy ra tình huống đại dịch như trong thời gian vừa qua.

Trong thời gian tới, Chính phủ, Bộ Y tế sẽ tập trung củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng lưới; cơ cấu lại hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; tăng cường đầu tư, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới cơ chế tài chính và mở rộng việc cung ứng dịch vụ y tế cơ sở.

Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, tạo điều kiện phục hồi sản xuất, phát triển KT-XH

Về việc thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đối với dịch COVID-19, Bộ Y tế đã nghiên cứu, tham khảo các kinh nghiệm trong nước và quốc tế, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 và ban hành Quyết định 4800 để tổ chức triển khai thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Việc triển khai chủ trương này nhằm mục tiêu vừa bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân vừa tạo điều kiện phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân.

Đến nay, việc triển khai đã được thực hiện cơ bản đồng bộ; các địa phương đã không còn tình trạng phong tỏa trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả. Bộ Y tế hiện cũng đang hoàn thiện Chiến lược tổng thể phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Bộ trưởng khẳng định, trên cơ sở những bài học, kinh nghiệm đúc kết trong quá trình triển khai thực hiện; ngành y tế sẽ nỗ lực, quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội XIII; trước mắt tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần tạo động lực, niềm tin, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong xã hội và tạo điều kiện tốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung:Chính phủ đã ban hành ba gói hỗ trợ lớn, nhiều chính sách chưa có tiền lệ

Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chưa có tiền lệ

Đánh giá và nhìn nhận vấn đề an sinhxã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dungcho biết, thời gian vừa qua, Việt Nam luôn kiên định một nguyên tắc là phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, không hy sinh công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần.

Do đó, có thể thấy, hệ thống an sinh xã hội của chúng ta thời gian qua cơ bản là đáp ứng được các yêu cầu và thực hiện quyền an sinh của người dân, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế.

Bộ trưởng dẫn chứng, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam tăng trưởng nhanh. Hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam cũng đã từng bước hình thành ba chức năng cơ bản là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.

Trước băn khoăn của các đại biểu về việcban hành và triển khai các chính sách hỗ trợngười dân thời gian vừa qua, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, nhà nước đã tương đối chủ động với việc này, làm bài bản và thực hiện theo lộ trình đi đôi với xử lý linh hoạt các phát sinh tình huống cụ thể.

Theo đó, đối với người yếu thế, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, thay thế Nghị định 136/NĐ-CP. Trong đó, Chính phủ quyết định nâng mức hỗ trợ bình quân cho người yếu thế lên trên 33%, cá biệt có những đối tượng nâng lên 100%.

Đối với người có công, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/NĐ-CP và đảm bảo 7/12 nhóm đối tượng người có công được nâng mức hỗ trợ hàng tháng với số tiền lên trên 1.000 tỷ đồng/năm. Đồng thời, hiện nay, Chính phủ đang triển khai khẩn trương các chính sách giảm nghèo đa chiều, bao trùm bền vững, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch Quốc hội quy định.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hiện nay, Chính phủ đang điều chỉnh các chính sách tiền lương đối với người nghỉ hưu trí, đặc biệt quan tâm đến người nghỉ hưu trước năm 1995, có lương hưu thấp.

Vừa qua Đảng, Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân. Ngoài ra, TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách với các khoản chi ngân sách lớn, lo hàng triệu túi an sinh để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cho người dân an tâm ở nhà để tham gia phòng, chống dịch cũng như thực hiện phương châm "an sinh xã hội là trọng yếu, là nhiệm vụ thường xuyên".

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành ba gói hỗ trợ lớn, nhiều chính sách chưa có tiền lệ và những giải pháp tình thế trong bối cảnh đặc biệt để kịp thời đáp ứng các yêu cầu cấp bách.

Cụ thể, cho đến nay, gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 có trên 14 triệu đối tượng thụ hưởng.

Gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 qua 4 tháng triển khai, toàn quốc đã phê duyệt 25,9 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ cho 26,71 triệu đối tượng thụ hưởng.

Gói hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116 của Chính phủ và Nghị quyết 03 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến nay đã rà soát, hỗ trợ được 363 nghìn người sử dụng lao động; hỗ trợ tiền từ kết dư Quỹ bảo hiểm cho trên 8 triệu người lao động, với tổng số tiền giải ngân 20,644 nghìn tỷ đồng.

Thiếu lao động nhưng không đến mức trầm trọng

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động, nhưng điều đáng mừng, hơn một tháng cả nước bước vào trạng thái bình thường mới vừa qua, tình hình đang có tiến triển rất khả quan.

Theo báo cáo tại các tỉnh phía Nam và kết quả kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay, tỷ lệ phục hồi sản xuất trong các khu công nghiệp, chế xuất đạt từ 50 đến 80% và số lao động trở lại làm việc hiện nay đạt 70 đến 75%, cá biệt có địa phương tới 90%.

Như vậy, so với nhu cầu và yêu cầu đáp ứng đơn hàng cuối năm, các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn còn thiếu lực lượng lao động nhưng không đến mức trầm trọng. Đó là do chúng ta đã chủ động những giải pháp, do các địa phương đẩy mạnh hoạt động phục hồi sản xuất.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dự báo, hết quý I và đầu quý II/2022, nếu dịch bệnh không có diễn biến phức tạp hơn thì khả năng phục hồi trở lại thị trường lao động như bình thường nhiều khả năng đáp ứng được.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã báo cáo Chính phủ và xây dựng chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động đi đôi với vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phục hồi và giai đoạn bứt phá với những cơ chế chính sách đề xuất đảm bảo đủ mạnh, đủ lớn chương trình này là một trong những nội dung của Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội.

Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động tập trung vào 7 vấn đề

Thứ nhất, hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho một số đối tượng, lực lượng lao động để góp phần phục hồi, kích cầu tiêu dùng.

Thứ hai, hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi, khôi phục, duy trì phát triển sản xuất, giải quyết việc làm.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả ứng dụng về dịch vụ công, việc làm hiệu quả, đổi mới cung cầu lao động, phát triển lao động trực tuyến, giao dịch việc làm, kết nối việc làm.

Thứ tư, hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, phát triển hệ thống đào tạo chất lượng cao.

Thứ năm, đầu tư phát triển các cơ sở, chăm lo đối tượng yếu thế, tổn thương vì dịch bệnh.

Thứ sáu,hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, chuyển đổi số trong lĩnh vực dân cư và kết nối với lao động.

Thứ bảy,tập trung chăm lo phát triển nhà ở xã hội cho người nghèo, công nhân và những người lao động ở các khu nhập cư.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội): Nếu ngân sách dành ra khoảng 30.000-40.000 tỷ đồng để cấp bù thì sẽ có được khoảng 1 triệu tỷ tiền vốn lãi suất thấp để giúp đỡ các doanh nghiệp phục hồi.

Dành ngân sách cấp bù để có khoảng 1 triệu tỷ tiền vốn lãi suất thấp

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), để nền kinh tế Việt Nam không bị lỡ nhịp đà phục hồi kinh tế thế giới, các doanh nghiệp không chỉ cần thêm nguồn lực để phục hồi trở lại mà còn phải vượt lên, đặt chân vào khâu sản xuất có giá trị cao trong bối cảnh thế giới đang phân bố lại chuỗi cung ứng.

Muốn vậy, các doanh nghiệp và nền kinh tế phải được tăng cường thêm các nguồn lực đầu tư theo hai hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, cần có chính sách cấp bù lãi suất để các doanh nghiệp được vay vốn với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát. Vì hoạt động kinh doanh sau đại dịch còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức lợi nhuận khó để bù đắp được các chi phí lãi vay cao như thị trường, trong khi các tổ chức tín dụng thì đang phải duy trì mức lãi suất để đảm bảo kinh doanh. Đồng thời phải tăng cường trích lập các quỹ dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu đang tiềm ẩn gia tăng.

Đại biểu cho rằng, nếu ngân sách dành ra khoảng 30.000-40.000 tỷ đồng để cấp bù thì sẽ có được khoảng 1 triệu tỷ tiền vốn lãi suất thấp để giúp đỡ các doanh nghiệp phục hồi.

Tuy nhiên, kèm theo đó phải có cơ chế kiểm soát để tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, không để tiền vay ngân hàng "chạy vòng quanh" trở thành tiền gửi để kiếm lợi từ chênh lệch lãi suất hoặc không để tiền vốn giá rẻ sẽ đổ vào các lĩnh vực đầu tư tài sản, bất động sản hoặc chứng khoán.

Đặt hàng DN trong nước đầu tư, phát triển các sản phẩm ưu tiên để tạo đột phá

Thứ hai, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, bên cạnh giải pháp kích cầu truyền thống là đẩy mạnh các hoạt động đầu tư công, cần phải có các giải pháp mới, mang tính khác biệt là đặt hàng để các doanh nghiệp trong nước đầu tư, phát triển các sản phẩm ưu tiên, tạo nên những đột phá trong phát triển.

Theo đại biểu, có ba lĩnh vực chúng ta cần phải ưu tiên đặt hàng.

Một là, đường sắt. Những đôthị lớn của đất nước đang rất cầnphát triển các tuyến đường sắt đôthị. Bên cạnh đóvới địa hình đất nước kéodài, tuyến đường sắt Bắc Nam cần phải phát triển. Chúng takhông thể cứ đi vay tiền vềđể thuê các nhà đầu tư nướcngoài xây dựng các tuyến đường sắtđô thị riêng lẻ. Hệ lụy khôngchỉ là những vướng mắc nhãn tiềnnhư vừa qua mà đang để lạihậu quả lâu dài do tính khôngđồng bộ, thiếu khả năng kết nốivà phải phụ thuộc lâu dài vàonhững nhà cung cấp nước ngoài.

Đại biểu cho rằng, nếu được Chính phủ đặt hàng và cam kết dành thị phần, các nhà đầu tư trong nước sẽ hợp tác hoặc mua lại công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài, kết hợp với các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta sẽ có ngành công nghiệp đường sắt hiện đại của riêng mình.

Hai là kinh tế biển, theo đại biểu lĩnh vực nhiều đầy tiềm năng, chưa được khai thác. Chính phủ cần đặt hàng để hình thành nên các tổ hợp đầu tư phát triển công nghiệp hậu cần, vận tải biển.

Ba là, để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia và bứt phá vươn lên trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đất nước cần có hạ tầng công nghệ số của riêng mình để đi trước trong chuyển đổi số và chủ động kiểm soát, đảm bảo an toàn cho tài sản số quốc gia.

Đại biểu tin rằng, nếu được đặt hàng, đội ngũ kĩ sư tin học và công nghệ của Việt Nam thừa sức phát triển được các sản phẩm để khẳng định được vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số.

Tăng mức bội chi ngân sách để đầu tư phát triển

Vấn đề đặt ra là nguồn lực từ đâu để hỗ trợ lãi suất và đặt hàng cho các dự án mang tính đột phá? Việt Nam đang có dư địa rất lớn để tăng nguồn lực đầu tư khi những năm qua, tỷ lệ nợ công xuống thấp còn 43,7% so với trần 60%, do vậy, nên điều chỉnh tăng mức bội chi ngân sách tạo 2-3% kế hoạch đặt ra trong vòng 2-3 năm.

Theo đại biểu, việc tăng nợ công để trợ cấp toàn dân như một số nước trên thế giới vẫn làm sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, việc vay nợ công không phải cho tiêu dùng, mà để tăng đầu tư tạo ra đột phá cho phát triển là điều nhiều nhà tư bản lớn thường lựa chọn.

Đại biểu cho rằng, phát hành trái phiếu Chính phủ để vay nợ công là giải pháp nên được lựa chọn không chỉ nhằm khai thác các nguồn lực đầu tư trong nước, mà còn có tác dụng thu hút các dòng tiền nhàn rỗi, góp phần kiểm soát lạm phát.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch; sớm quyết định các gói hỗ trợ tài chính, thúc đẩy doanh nghiệp, người dân đầu tư phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; không để đứt gãy chuỗi cung ứng tạo đà vươn lên vượt qua giai đoạn khó khăn, thời gian thực hiện đến hết năm 2024.

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật hiện hành theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong các lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, quản lý bảo về rừng, thủ tục đầu tư… trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được Trung ương phê duyệt.

Đồng thời, tiếp tục cải cách hành chính, trong đó tập trung rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, phân cấp cho địa phương.

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ ban hành thêm cơ chế, chính sách để thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó trọng tâm là: thí điểm các giải pháp, chính sách để thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới dựa trên đổi mới sáng tạo, kinh tế số theo hướng khuyến khích việc ứng dụng các nền tảng công nghệ trong hoạt động của cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Đại biểu đề nghị sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa có doanh thu 3 tỷ đồng/năm trở xuống được lựa chọn hình thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 2-3% tính trên doanh thu cả năm.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai): Cần tiếp tục ưu tiên ràsoát, hoàn thiện về thể chế vànâng cao hiệu lực, hiệu quả thựcthi pháp luật.

Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực phát triển

Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai), năm 2021 mặc dùgặp nhiều khó khăn, thách thức nhưngdưới sự lãnh đạo sát sao củaĐảng, sự đồng hành từ sớm, từxa của Quốc hội, sự chỉ đạo,điều hành chủ động, quyết liệt, linhhoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, công tác xây dựng thể chếđã đạt được những kết quả tíchcực.

Cùng với việc đẩy mạnh xâydựng, hoàn thiện hệ thống pháp luậtđồng bộ, toàn diện, công tác tổchức thực thi pháp luật ngày càngđược chú trọng. Việc ban hành vănbản quy định chi tiết đã cónhững chuyển biến tích cực, góp phầnđưa luật, pháp lệnh, nghị quyết đivào cuộc sống.

Bày tỏ đồng tình vớimục tiêu năm 2022 đề ra trong Báo cáo của Chínhphủ, đại biểu cho rằng cần tiếp tục ưu tiên ràsoát, hoàn thiện về thể chế vànâng cao hiệu lực, hiệu quả thựcthi pháp luật.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tập trungnghiên cứu, xây dựng các văn bảntrong bản định hướng chương trình xâydựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hộiKhóa XV theo đúng tiến độ, trongđó có các văn bản pháp luậtliên quan đến đến việc chuyển đổisố.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận): Cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, khơi thông nguồn lực đầu tư phát triển. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Liên quan đến thể chế, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, khơi thông nguồn lực đầu tư phát triển.

Trước hết là cần phải rà soát, tháo gỡ giải quyết những kiến nghị đề xuất của các địa phương, nhất là những địa phương có khó khăn về nguồn lực đầu tư nhưng có tiềm năng, lợi thế, dư địa đặc thù để tạo động lực, thời cơ vươn lên phát triển.

Đại biểu đề nghịQuốc hội, Chính phủ sớm ban hành các quyết sách để thực hiện đảm bảo Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Cần thực hiện đảm bảo giải pháp được quy định tại Nghị quyết 55 là đẩy nhanh tiến độ thực hiện thị trường điện cạnh tranh, có cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ, cơ chế đấu thầu đấu giá và đặc biệt là trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới; minh bạch giá mua bán điện, có cơ chế khuyến khích, thu hút vốn ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng vào hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội): Cần khoan sức dân, nuôi dưỡng nguồn thuthông qua các biện pháp hỗ trợvà phát triển sản xuất kinh doanh. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu thông qua các biện pháp hỗ trợ

Về chính sách thu ngân sách, theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội), nếu như tới đây Quốc hộiban hành góikích thích phục hồikinh tế thì dự kiến cũng cóthể sẽ có những chính sách miễn,giảm thuế. Do đó, trong thời điểm hiện nay nên theo đuổi một chính sáchkhoan sức dân, nuôi dưỡng nguồn thuthông qua các biện pháp hỗ trợvà phát triển sản xuất kinh doanh.

Đối với các gói an sinh xã hội, theo đại biểu, với mức hỗ trợ từ 2đến 3 triệu/ người/ lần mang ý nghĩa động viênrất lớn nhưng đó chỉ lànhững giải pháp mang tính chất tìnhthế, không phải là giải pháp căncơ lâu dài. Do đó, cần có những giải pháp hữu hiệuđể phát triển sản xuất kinh doanh,tạo công ăn việc làm cho ngườilao động.

Về thể chế và pháp luật, đại biểu cho rằng, trong dịch bệnh chúng ta nhìnthấy rõ nhất những thiếu hụt củahệ thống pháp luật liên quan, cónhững tình huống không có căn cứpháp lý để xử lý dẫn đếnáp dụng tùy tiện, thiếu thống nhất. Vì vậy, cần rà soát tổngthể để có một khuôn khổ pháplý vững chắc, ổn định, đặc biệtlà mang tính dự báo cao trongnhững năm tiếp theo.

Bàn vềđịnhhướng sắp tới, đại biểuđề xuất, nếu như tớiđây Quốc hội thông qua kế hoạchkích thích phát triển, phục hồi kinhtế với những biện pháp tiền tệmạnh mẽ thì việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng là cầnthiết.

Thứ hai, sớm banhành luật về xử lý nợ xấu.Hiện nay, tỉ lệ nợ xấu làkhá cao, đến tháng 8 đã là7,69% và nếu như dịch bệnhkéo dài thì con số này còncao hơn và chúng ta không thểlấy Nghị quyết 42 là Nghị quyếtthí điểm để áp dụng ổn địnhlâu dài.

Thứ ba, cầnrà soát, ban hành những quy địnhmang tính thống nhất về thẩm quyềnban hành các biện pháp chống dịchđể kịp thời hạn chế tình trạngthiếu thống nhất trong xử lý giữacác địa phương như thời gian qua.

Thứ tư, tạo lập mộtkhuôn khổ pháp lý ổn định, vữngchắc để huy động sức mạnh mạnhcủa hệ thống y tế tư nhânvào công cuộc phòng, chống dịch, khắcphục những thiếu hụt, hạn chế củahệ thống y tế công lập.

Cuối cùng, đại biểu đề nghị Chính phủsớm ban hành Nghị quyết điều chỉnhchế độ, chính sách cho những ngườiđang ở tuyến đầu phòng, chống dịch.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các nội dung thảo luận tại hội trường trong ngày 8-9/11 đã được Quốc hội thảo luận tại tổ một cách sôi nổi, tâm huyết, trí tuệ, thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng với 320 lượt ý kiến phát biểu từ 72 tổ.

Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo và giải trình của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra đã đánh giá tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính – ngân sách cơ bản đã phán ánh sát đúng, khách quan thực tế của đất nước.

Các vị đại biểu Quốc hội cũng đánh giá cao nỗ lực Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương nhằm kiểm soát dịch bệnh, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, đảm bảo an toàn sức khỏe tính mạng nhân dân. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm, nhiều giải pháp cần ghi nhận và bổ sung.

Để tiếp nối kết quả của đợt họp trực tuyến và các phiên thảo luận tổ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung đã nêu trong các tờ trình, báo cáo thẩm tra trong đó tập trung vào việc đánh giá thực trạng tình hình, kết quả đã đạt được, những hạn chế tồn tại yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, đặc biệt là hiến kế thực hiện mục tiêu thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn, hiệu quả dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe tính mạng của nhân dân, những tình huống và giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Quốc hội.


Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam): Cần đặc biệt quan tâm đến người lao động. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cần đặc biệt quan tâm đến người lao động

Đầu giờ sáng đã có 108 đại biểu đăng ký phát biểu, mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) tham luận về công tác phòng chống dịch COVID-19, đại biểu đánh giá cao công tác phòng chống dịch thời gian qua và nhấn mạnh: Cuộc chiến với đại dịch là một hành trình đầy thách thức, khắc nghiệt và khó lường, đòi hỏi phải quyết liệt trong từng hành động, sự cầu thị và quả cảm trong thay đổi nhận thức, tư duy.

Theo đại biểu, cuộc chiến này dù khắc nghiệt đến đâu cũng sẽ không làm cho đất nước Việt Nam bị tê liệt, chia rẽ. Trái lại, còn làm chúng ta mạnh lên rất nhiều về tư duy nhận thức, tầm nhìn và ý chí chiến lược. Đại biểu cho rằng, nhân dân luôn là lực lượng chủ đạo trong phòng, chống đại dịch COVID-19 cũng như ứng phó với mọi thách thức mà đất nước gặp phải.

Để phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, đại biểu tỉnh Hà Nam đề nghị đặc biệt quan tâm tới công nhân lao động, tạo động lực cho người lao động quay trở lại làm việc. Nhấn mạnh "đây là thời điểm người lao động là động lực tăng trưởng, bởi hỗ trợ người lao động cũng chính là đóng góp vào động lực tăng trưởng của đất nước", đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương có phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc.

Theo đó, cần đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động; kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn; tạo sinh kế cho người lao động tìm việc làm tăng thu nhập bảo đảm cuộc sống; triển khai các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tham gia đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cũng như một số các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe phù hợp, giúp tạo tâm lý yên tâm quay trở lại làm việc cho người lao động.

Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp lâu dài về nguồn lực để bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tránh rủi ro và bảo đảm cơ hội công bằng cho toàn dân. Chính phủ có thể phải cân nhắc đến việc bội chi ngân sách và chuẩn bị một khoản ngân sách bất thường để giải quyết các tình huống bất thường.


Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang): Cần có giải pháptổng thể trên tất cả các khíacạnh liên quan đến nông nghiệp, nôngdân, nông thôn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Giải pháp tổng thể về tam nông

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) cho rằng, ngành nông nghiệp đã và đang tiếp tụcđối mặt với những khó khăn, tháchthức rất lớn, đặc biệt là nhữngtác động của đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp càng lộrõ những hạn chế, bất cập cầnquan tâm trong lĩnh vực nông nghiệp,nông dân và nông thôn.

Đại biểu đề nghịChính phủ, Bộ Công Thương cũngnhư các bộ, ngành trung ương cầnquan tâm, trước mắt có giải pháphạ giá phân bón nói riêng vàbình ổn các mặt hàng thiết yếuphục vụ cho sản xuất nông nghiệpnói chung một cách căn cơ, từđó góp phần tháo gỡ khó khănnhiều hơn vì lợi ích của bàcon nông dân nhiều hơn nữa trongthời gian tới.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn có chiến lượctăng cường phối hợp với các bộ,ngành liên quan để triển khai xâydựng những mô hình mới, kết nốicung cầu, tăng cường liên kết vùngmột cách hiệu quả hơn, xây dựngchuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩmnông nghiệp một cách chính quy, chuyênnghiệp hơn nữa để vừa cung cấpsản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng,nguồn gốc, xuất xứ cho người tiêudùng.

Theo đại biểu, để nông nghiệpvùng đồng bằng sông Cửu Long pháttriển thật sự vững chắc, bên cạnhsự nỗ lực của bà con nôngdân, của chính quyền địa phương trongkhu vực vẫn cần có giải pháptổng thể trên tất cả các khíacạnh liên quan đến nông nghiệp, nôngdân, nông thôn như: Tích tụ ruộng đất, chuyển từ nềnsản xuất nhỏ lẻ sang sản xuấthàng hóa chất lượng cao để tăngsức cạnh tranh cho sản phẩm trênthị trường; nhân rộng nhữngcách làm mới mô hình sản xuấtmới có hiệu quả kinh tế cao,góp phần tăng thu nhập cho ngườinông dân; ban hành chínhsách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tưvào nông nghiệp, chính sách phát triểnmô hình hợp tác xã kiểu mới; tổ chức lại sảnxuất một cách phù hợp là khâuđột phá để phát triển nền nôngnghiệp liên kết theo chuỗi giá trịngành hàng gắn liên kết vùng,thành vùng sản xuấtlớn; đẩy mạnh kết nối cung cầu, xây dựng các chuỗi giá trị trong nông nghiệp khắc phục điệp khúc "được mùa mất giá"; quan tâm nhiều hơnđến chính sách cho vùng sâu, vùngxa, những vùng khó khăn, nhất làsau đại dịch COVID-19 nhằmtạo việc làm và chuyển đổi cơcấu lao động nông nghiệp để đảmbảo cho sản xuất, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần chongười nông dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Tâm (Quảng Bình): Hỗ trợ tài chính trực tiếp, linh hoạt cho doanh nghiệp, người lao động để phục hồi du lịch. Ảnh VGP/Nhật Bắc

"Trong nguy luôn có cơ"

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Tâm (Quảng Bình) nhấn mạnh kết quả đất nước đã cơ bản kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, đại biểu đề xuất một số giải pháp liên quan đến phục hồi ngành du lịch trong giai đoạn bình thường mới.

Cụ thể, về du lịch, đại biểu đề nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp và linh hoạt cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, lực lượng lao động trong lĩnh vựcdu lịch và người dân kinh doanh du lịch cộng đồng; tăng cường thanh khoản và khả năng tiếp cận các quỹ, nguồn vốn đầu tư, các khoản tín dụng, gia hạn trả nợ...

Tạo cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin hiệu quả, nhanh chóng giữa chính quyền, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội để nhanh chóng đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn và tận dụng các cơ hội cho phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới.

Nhấn mạnh yêu cầu cần xây dựng môi trường du lịch an toàn để kích thích nhu cầu du lịch đang bị “nén” trong thời gian qua, đại biểu đề nghị sớm ban hành chính sách và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại các điểm đến để tạo sự tin tưởng cho dukhách.

Về lao động và việc làm, đại biểu đề nghị đẩy nhanh tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân để duy trì “nguồn cung” lực lượng lao động an toàn; tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Đồng thời,cần tập trung vào kết nối lại nhu cầu doanh nghiệp và người lao động. Công đoàn các cấp, các cơ quan, xí nghiệp cần tạo lập các nhóm tương trợ để hỗ trợ người lao động chăm sóc con cái khi trường học chưa trở lại được bình thường.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh và tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách thủ tục hành chínhđể doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Cần tăng nguồn vốn giải quyết việc làm cho các ngân hàng, ưu tiên các ngành nghề giải quyết nhiều lao động để từ đó hỗ trợ kịp thời cho người lao động có ý định bám trụ lại quê nhà...

Đại biểu nhấn mạnh "trong nguy luôn có cơ", trong khó khăn sẽ thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước để cả dân tộc đoàn kết cùng vượt qua thử thách khắc nghiệt trong giai đoạn này.


Quốc hội thảo luận về KTXH; Ngân sách Nhà nước và công tác phòng chống dịch COVID-19. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tăng đầu tư toàn xã hội bằng cách tăng vòng quay đồng tiền

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 như: Kịp thời chuyển chiến lược từ zero COVID-19 sang thích ứng linh hoạt, an toàn, phòng chống dịch hiệu quả; triển khai chiến lược ngoại giao vaccine;...

Bày tỏ đồng tình cao với các giải pháp đã nêu trong báo cáo của Chính phủ, đại biểu đề xuất thêm các giải pháp: Trước tiên về phòng chống dịch bệnh cần đầu tư cho hệ thống dự phòng với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh";...

Về khôi phục và phát triển kinh tế cần tăng đầu tư toàn xã hội bằng cách tăng vòng quay tiền; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo nguyên tắc phân cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch...

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang): Đầu tư cho y tế dự phòng với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn học trực tuyến

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) tham gia góp ý các giải pháp nhằm khôi phục và phát triển thị trường du lịch trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 như: Nâng cao năng lực phát triển bền vững cho các doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh liên kết vùng trong du lịch; chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch,...

Về giáo dục, đại biểu cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh, việc chuyển đổi sang hình thức dạy trực tuyến là cần thiết. Tuy nhiên giải pháp này có hạn chế đối với khu vực vùng sâu, vùng xa và con em các gia đình nghèo, cận nghèo gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hạn chế; bản thân giáo viên cũng lúng túng trong phương pháp giảng dạy trực tuyến,...

Do đó, để khắc phục các hạn chế trên, đại biểu cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn dạy học trực tuyến; đổi mới phương pháp dậy học phù hợp với tình hình mới; xây dựng hệ thống học liệu điện tử, bài giảng điện tử; xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá phù hợp bảo đảm chất lượng, chính xác, khách quan, công bằng; thống nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong giáo dục, triển khai tiêm chủng vaccine cho học sinh...


Đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận): Cần tập trung nguồn lực đầu tư cho ngành y tế. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tự chủ vaccine trong nước, quan tâm lực lượng tuyến đầu

Đánh giá cao công tác phòng chống dịch, cũng như việc tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam, sự tham gia hiệu quả vào công tác bảo đảm an sinh xã hội của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) cũng đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này.

Theo đó, đại biểuđề nghị Chínhphủ quan tâm đẩy mạnhcác biện pháp phục hồi và pháttriển kinh tế xã hội và nghiêncứu tăng cường dự báo xu hướngdịch COVID-19; chỉ đạo cácbộ, ngành, địa phương kịp thời banhành hướng dẫn thích ứng an toàn,linh hoạt, ứng phó với dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, cần tậptrung nguồn lực đầu tư cho ngànhy tế, tăng cường năng lực củahệ thống y tế cơ sở nhằmthích ứng với dịch bệnh trong tìnhhình mới và quan tâm đầu tưcơ sở vật chất, trang thiết bịy tế, nhân lực cho y tếcơ sở và rà soát, điều chỉnhcác chính sách hỗ trợ cho lựclượng tham gia phòng, chống dịch.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉđạo đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giaocông nghệ sản xuất vaccine trongnước để chủ động nguồn cung vàtự chủ vaccine để đảm bảocung cấp cho người dân trong nước;chỉ đạo triển khai hiệu quả chiếnlược, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống COVID-19 để đảm bảoan toàn, khoa học, hiệu quả vàphân bổ vaccine hợp lý.

Đại biểu cũng đề nghị cần quan tâm nghiên cứu có chínhsách hỗ trợ, động viên lực lượngtuyến đầu, cán bộ công nhân viên,viên chức các ngành, các cấp, nhấtlà cán bộ ở sở và cáctình nguyện viên do làm nhiệm vụmà mắc COVID-19 và nhữngđồng chí hy sinh, những người tửvong do thực hiện nhiệm vụ phòng,chống dịch…

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, giám sát, kiểm toán, phòngngừa tham nhũng, tiêu cực trong côngtác đầu tư, mua sắm, chi phícho phòng, chống dịch và các góian sinh xã hội và cương quyếtxử lý nghiêm, đúng theo quy địnhpháp luật các trường hợp pháthiện có sai phạm.


Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đề nghịkhẩn trương hoàn thiện Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19, trong tình hình mới. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Khẩn trương hoàn thiện chiến lược tổng thể ứng phó COVID-19

Đánh giá cao công tác phòng chống dịch thời gian qua, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, trong công tác phòng, chốngdịch vẫn có điểm hạn chế nhưđã nêu trong Báo cáo của Chínhphủ và Báo cáo của Ủy banXã hội, đồng thời đại biểunhấn thêm mộtsố vấn đề liên quan đến việcthực thi.

Cụ thể là, mặc dù Chính phủ đã có chỉđạo thống nhất trên toàn quốc vềlưu thông hàng hóa, giao thông vậntải, yêu cầu kiên quyết không đểban hành giấy phép con, không được cátcứ, chia cắt nhưng tại một sốthời điểm, có nơi đãđặt ra những yêu cầu cao hơn,vượt quá mức cần thiết, gây ranhiều khó khăn, tạo bức xúc chongười dân và doanh nghiệp.

Trong khi lãnh đạo Chính phủthì sát sao chỉ đạo, bám sátđịa bàn nhưng một bộ phận cánbộ cơ sở còn lơ là, chưasâu sát, còn chủ quan, bị độngtrong phòng, chống dịch.

Cábiệt có một số cán bộ địaphương đã có hành vi vi phạmquy định phòng, chống dịch như điđánh golf trong thời gian giãn cáchxã hội, khi bị phát hiện lạikhai báo không không trung thực, cótrường hợp xô xát giữa cán bộ vớinhân viên lấy mẫu xét nghiệm. Hoặccó trường hợp cán bộ thi hànhcông vụ còn xa rời thực tế,chưa bám sát nhu cầu người dân… Có nơi còn quá cứng nhắc, lạmquyền trong cách hành xử với ngườidân, gây bức xúc trong dư luận.

Theo đại biểu, những trường hợp nêu trên tuy khôngphải là phổ biến nhưng đã tạora hình ảnh phản cảm, phần nàolà mất uy tín của chính quyền.

Nhấn mạnh các bài học "bất cứ việc gì cũng cần có sự đồng thuận của người dân"; đặt lợi ích của người dân lên trên hết, trước hết khi xây dựng, ban hành các quyết sách, biện pháp, đại biểu đề nghị cần khẩn trương hoàn thiện Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19, trong tình hình mới...

Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh): Tập trung giải quyết 3 nút thắt để phục hồi, phát triển kinh tế. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Mở rộng thị trường là nhiệm vụ sống còn

Góp ý giải pháp giúp doanh nghiệp vực dậy và trở thànhđộng lực cho phát triển kinh tế, đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) đề nghị phải tập trunggiải quyết 3 nút thắt quan trọng.

Thứ nhất, là cần khẩntrương, quyết liệt giải ngân gói hỗtrợ cho doanh nghiệp đãban hành trong thời gian qua. Cần tối giản và rút gọn các thủ tụcrườm rà, thiện chí và linh độngxét duyệt cho đối tượng, tạo điềukiện thuận lợi doanh nghiệp tiếp cậnđược nguồn hỗ trợ quý giá này.

Thứ hai, nhanh chóng ban hành các gói hỗtrợ tiếp theo. Dịch bệnh còn diễn biến khólường, doanh nghiệp cần những chính sáchhỗ trợ mạnh mẽ hơn. Đại biểu cho rằng,chúng ta còn nhiều dư địa đểtiếp tục nghiên cứu, tung ra góikích thích đủ lớn, có hiệu ứnglan tỏa sâu rộng để phục hồikinh tế mà vẫn đảm bảo kiểmsoát được chỉ tiêu vi mô.

Ba là, phát triển, mởrộng thị trường. Theo đại biểu, đây là nhiệm vụ sống cònvà phát triển kinh tế. Việc phụ thuộc quá nhiềuvào thị trường nước ngoàilàm cho nềnkinh tế Việt Nam dễ bị tổnthương. Do đó cần phải có chínhsách đột phá nhằm ổn định pháttriển thị trường nội địa, đa dạng hóa thịtrường quốc tế, mở rộng môi trườngxuất khẩu mới có tiềm năng tăngcường xúc tiến đầu tư thương mạitrực tuyến gắn với chuyển đổi số. Xây dựng Trung tâmquảng bá thương hiệu hàng hóa ViệtNam.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): Đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Sớm cụ thể hóa quy định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm,...

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau)đề nghị Chínhphủ triển khai 5 giải pháp trọng tâm hỗ trợ cho tăng trưởng kinhtế.

Thứ nhất, sắp xếptrật tự ưu tiên theo hướngưu tiên vàcủng cố,nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, trong đó nâng cao chất lượngnguồn nhân lực cao trong quản lývà lãnh đạo.

Thứ hai,tập trung rà soát và sửa đổithể chế.

Thứ ba,đẩynhanh việc ứng dụng khoa học côngnghệ, bảo quảnvào sản xuấtvà lưu thông, đặc biệt là ứngdụng công nghệ mới vào quá trìnhquản lý để cắt giảm bộ máyvà nhân lực, dànhnguồn lựccho đầu tư phát triển.

Thứ tư,cơcấu lại nguồn vốn, đặc biệt làvốn đầu tư công, theo hướngtập trung vào những công trình trọngđiểm và công trình đã dang dởđể hoàn thành, giữ nghiêm kỷ luật đầu tư công.

Thứ năm, đại biểu đề nghị Quốchội, Chính phủ sớm cụ thể hóa Kết luận 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung và Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đặc biệt là Kết luận 14-KL/TW về bảo vệ cánbộ, dám nghĩ, dám làm, dám chịutrách nhiệm, có như vậy mới pháthuy được cái tính năng động, sángtạo của cán bộ.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội): Cộng hưởng giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để "tiếp máu" cho nền kinh tế, đồng thời phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách để không bị lỡ nhịp so với thiên hạ. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đẩy mạnh cải cách để không lỡ nhịp với thiên hạ

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội), đểthúc đẩy quá trình tái khởi độngvà phục hồi nền kinh tế tronghai năm tới, bêncạnh các chính sáchvề tài khóa, tiền tệ, về ansinh xã hội, chúng ta cần phải ápdụng một giải pháp phi tài chínhhay nói khác đi là các cơ chế vềcác thủ tục đặc thù để thúcđẩy cho sản xuất kinh doanh, đầutư toàn xã hội.

Theo đó, cần rút gọn các thủtục quản trị rủi ro, chuyển sang hậu kiểm, hạn chếthanh, kiểm tra, thực hiện chủ yếutrên nền tảng trực tuyến và khôngban hành thêm bất cứ một chínhsách nào có thể làm phát sinhcác thủ tục và chi phí chongười dân và doanh nghiệp trong bốicảnh hiện nay.

Đại biểu cho rằng, biện pháp tiếpmáu cho nền kinh tế trong bốicảnh hiện nay chỉ có thể làsự cộng hưởng giữa chính sách tàikhóa và chính sách tiền tệ, trongđó chính sách tài khóa phải đóng vaitrò chủ đạo.

Đại biểu hoannghênh chủ trương về việc hình thànhquỹ hỗ trợ 2- 3% lãi suất cũng nhưlà việc tăng gấp 10 lầnquỹ hỗ trợ lãi suất theo đềxuất của Bộ Tài chính.

Đối vớigói đầu tư công, đại biểu đềnghị gói này cần tập trung vàocác dự án trọng điểm quốc giavà Quốc hội giám sát chặt chẽ.Phần còn lạiđề nghị dànhcho bổ sung vào quỹ hỗ trợlãi suất để hỗ trợ cho nềnkinh tế và đề nghịthúc đẩy hình thức đối táccông tư nhà nước.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, bên cạnh việc triển khai các gói hỗ trợ, nhiệm vụ trọngtâm lúc này vẫn phải là tiếp tục đẩy mạnh các cải cáchthể chế, cắt giảm thủ tục hànhchính, cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia để phát huy được sức mạnhtoàn dân để nền kinh tế nướcta không lỡ nhịp vớithiên hạ. Chính niềm tin vào nhữngcải cách thể chế mạnh mẽ vàthực chất chứ không phải là cácgói hỗ trợ về tiền bạc sẽđịnh hình tương lai của nền kinhtế Việt Nam.

Trao quyền mạnh mẽ hơn cho cơ quan chống dịch

Nhìn lại hệ thống các quy định liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, đại biểu Đỗ Đức Hiền (TPHCM) cho rằng, bên cạnh những kếtquả đã đạt được, thực tếcác biện pháp phòng,chống dịch chưa dự liệu đủ cácbiện pháp chính sách cần áp dụng.

Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơquan như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,UBND các cấp cũng chưa đủ rõđể ban hành các biện pháp mạnh,kịp thời. Các văn bản quy phạmpháp luật hiện hành có nội dungchủ yếu để áp dụng trong điềukiện bình thường, trong trạng thái tĩnhmà chưa chú trọng đến tình trạngcấp bách do dịch bệnh.

Mặcdù Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốchội cho phép Chính phủ được ápdụng các hình thức văn bản nhưnghị quyết, quyết định, chỉ thị, côngđiện, công văn để quy định tổchức triển khai các biện pháp cấpbách phục vụ công tác phòng, chốngdịch nhưng việc cho phép là cóthời hạn. Mặt khác, một số biệnpháp cấp bách được Quốc hội chophép áp dụng có thể là cácbiện pháp trong tình trạng khẩn cấpđòi hỏi phải được hướng dẫn kịpthời, thống nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tham mưuban hành văn bản của một sốđịa phương chưa được chuẩn bị kỹlưỡng dẫn đến phải thay đổi khivừa có hiệu lực.

Đại biểu cho rằng việc hoàn thiệnmột cách căn cơ các quy địnhcủa pháp luật, tạo cơ sở pháplý vững chắc cho công tác phòng,chống,thíchứng với dịch là rất cầnthiết, trong đó cần tập trung mộtsố nội dung sau

Theo đó, cần khẩn trương rà soát các biện phápchống dịch đã thực hiện trong thờigian qua, trên cơ sở đóđề xuất sửa đổi, bổ sung LuậtPhòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trongđó cần chú trọng trao quyền mạnhmẽ hơn cho Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Ban Chỉ đạo quốc giaphòng chống dịch, UBND các cấp đểquyết định kịp thời các biện phápcần thiết, linh hoạt bao gồm cảcác biện pháp về y tế, hànhchính, an sinh xã hội và các hình thứcban hành văn bản.

Các biện phápnày phải dựa trên mức độ nguycơ, rủi ro của dịch bệnh. Trongtrường hợp đặc biệt, hết sức cấp bách cóthể khác với quy định của luậthoặc chưa được luật quyết định nhưngphải bảo đảm sự giám sát củacơ quan có thẩm quyền và bảođảm nguyên tắc thống nhất từ Trungương đến địa phương.

Trong điều kiệnthiên tai, dịch bệnh, biến đổi khíhậu và các yếu tố an ninhphi truyền thống khác dự báo sẽdiễn biến khó lường để chủ độngphòng ngừa, ứng phó, khắc phục cáctình huống này, trên cơ sở Hiếnpháp năm 2013 cần nghiên cứu xâydựng một đạo luật về tình trạngkhẩn cấp để thay thế pháp lệnh hiện hành.

Luật này, ngoài quy địnhvề tình trạng khẩn cấp cũng cầnthể chếhóa bằng luật, cácquy định để điều chỉnh về cácbiện pháp xử lý các tình huốngcấp bách, đặc biệt nhưng chưa đếnmức ban bố tình trạng khẩn cấp,các biện pháp hỗ trợ bảo vệngười dân, doanh nghiệp bị tác động,nhất là nhóm yếu thế dễ bịtổn thương.

Tiếp tục có những chính sách đặc biệt, đặc thù để hỗ trợ lao động, DN

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng, những khó khăn của nền kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đang “ngấm” ngày càng sâu vào từng người dân, doanh nghiệp.

Theo đại biểu, những quyết sách kịp thời của Quốc hội, Chính phủ thời gian vừa qua đã tháo gỡ một bước những khó khăn của người dân, doanh nghiệp để sớm ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhưng khó khăn trước mắt vẫn còn rất lớn.

Do đó, đại biểu kiến nghị:Quốc hội và Chính phủ tiếp tục có những giải pháp chính sách đặc biệt, đặc thù để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cùng với đó,Chính phủ cần tăng cường triển khai các gói hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng, đúng tiến độ, bởi vì nếu triển khai chậm sẽ có nhiều doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường, cùng với đó là nhiều việc làm bị mất đi.

Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh họp trực tuyến.

Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM họp trực tuyến

Văn phòng Quốc hội nhận được văn bản củaĐoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh báo cáo 2 trường hợp đại biểu Quốc hội dương tính với SARS-CoV-2, căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn 9422/BYT-DP ngày 05/11/2021 về hướng dẫn phòng chống dịch cho đại biểu Quốc hội tham gia Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV, ngày 06/11/2021, Văn phòng Quốc hội đã có báo cáo xin ý kiến và được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội cho phép Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh không tham dự họp tập trung mà dự họp theo hình thức trực tuyến.

Theo đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh vẫn tham gia phát biểu thảo luận và tham gia chất vấn, trả lời chất vấn tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các đại biểu Quốc hội tại Trung ương thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh vẫn tham dự kỳ họp tại Nhà Quốc hội.

Văn phòng Quốc hội yêu cầu các Vụ, đơn vị có liên quan chủ động thực hiện, đảm bảo cho việc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh tham dự họp trực tuyến Đợt 2 của Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV.

Chính phủ nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Quốc hội giao.

Nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Quốc hội giao

Báo cáo kết quả phát triển KTXH năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ trình bày trước Quốc hội nêu rõ: Nhằm khắc phục những khó khăn do tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương vừa phải quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ; phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác trong chỉ đạo, điều hành; tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Quốc hội giao.

Ước thực hiện cả năm dự kiến đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu NSNN 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi NSNN trong phạm vi dự toán (4% GDP).

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng đạt trên 240 tỷ USD, cả năm ước tăng khoảng 10,7%. Mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối nhà nước tiếp tục được củng cố. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; phấn đấu đến cuối năm có khoảng 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khá; an ninh năng lượng được bảo đảm. Tiếp tục triển khai nhiều dự án kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia.

Tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và khôi phục, phát triển KTXH

Trong những tháng cuối năm 2021, Chính phủ xác định tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế; quyết liệt hành động, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo phương châm nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, bình tĩnh, kịp thời với mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết; thúc đẩy viện trợ, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất trong nước, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vaccine, chuẩn bị thuốc điều trị cần thiết, nâng cao năng lực y tế, nhất là công tác điều trị và ở cơ sở; có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc để tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và khôi phục, phát triển KTXH.

Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển KTXH. Rà soát, tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc về thể chế; giảm thiểu các thủ tục và chi phí sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khácđể giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ giá cả, thị trường. Tập trung ưu tiên triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; nhanh chóng khôi phục thị trường lao động do bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hoá thông suốt.

Khơi thông mọi nguồn lực cho phòng, chống dịch và phát triển KTXH, bảo đảm an sinh xã hội. Sớm đưa học sinh trở lại trường học an toàn. Củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh; tiếp tục triển khai mạnh mẽ ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin truyền thông.

Phấn đấu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% trong năm 2022

Theo báo cáo của Chính phủ: Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn. Tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững chắc và thấp hơn năm 2021; rủi ro tiếp tục gia tăng. Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn.

Năm 2022 Chính phủ đặt mục tiêu: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển KTXH với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.

Tiếp tục ưu tiên rà soát, hoàn thiện về thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là một số công trình trọng điểm quốc gia; đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người có công, người nghèo, người yếu thế. Quản lý chặt chẽ đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Về kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, Chính phủ xác định 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong đó tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6 - 6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi NSNN so với GDP khoảng 4%.

12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Để thực hiện các chỉ tiêu trên, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển KTXH. Triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022. Các địa phương vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhưng không trái với định hướng của Trung ương. Tiếp tục mở rộng độ bao phủ, tăng tốc chiến dịch tiêm vắc-xin cho người dân; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là điều trị và ở cơ sở; tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Xây dựng kế hoạch nhập khẩu, sản xuất, tiêm chủng vắc-xin một cách khoa học, an toàn, hiệu quả, hợp lý cho năm 2022 và những năm tiếp theo, trong đó có vắc-xin cho trẻ em. Hoàn thiện thể chế, quy định về phòng, chống dịch, nhất là thúc đẩy xã hội hóa, kết hợp công tư, bảo đảm đủ nguồn lực để thực hiện.

Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KTXH phù hợp, khả thi. Điều chỉnh linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác để vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; vừa hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư,có cơ chế huy động thêm nguồn lực cho phục hồi, phát triển KTXH. Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN), phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi. Huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội và ưu tiên bố trí nguồn NSNN hợp lý cho các nhiệm vụ trọng tâm. Bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế và an toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng.

Ưu tiên công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật, tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khẩn trương xây dựng, ban hành những văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển KTXH. Không ngừng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; chú trọng giải quyết các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế và hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ, ổn định, bền vững các loại thị trường. Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hoạt động của các mô hình kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia…

Thực hiện thực chất, hiệu quả hơn cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và đẩy mạnh giải ngân vốn hiệu quả đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia. Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư ngoài nhà nước gắn với tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ách tắc trong đầu tư, kinh doanh. Phê duyệt đề án cơ cấu lại tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và các dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả. Tiếp tục cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công hiệu quả, bảo đảm khả năng trả nợ. Đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng khai thác hiệu quả không gian tăng trưởng mới và thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo lộ trình phù hợp. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Phục hồi các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động bị đứt gãy, tổ chức kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia. Cơ cấu lại, phát triển hiệu quả một số ngành, lĩnh vực quan trọng bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19.

Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là về giao thông, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu... Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư xã hội, nhất là phương thức đối tác công tư. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, hạ tầng thương mại và hạ tầng văn hóa, xã hội; tăng cường kết nối liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, trong đó có đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến đường sắt đô thị... Phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; các dự án chống sạt lở do biến đổi khí hậu.

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Phê duyệt, triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; đưa học sinh trở lại trường học an toàn với dịch bệnh; đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh còn có thể kéo dài. Triển khai các chiến lược, quy hoạch giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề cho thanh niên, người chưa có việc làm. Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và thu hút nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ; phát triển phong trào đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo trên phạm vi toàn quốc, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể.

Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch. Phấn đấu cơ bản hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch trong năm 2022. Đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng động lực tăng trưởng mới. Triển khai các kế hoạch, đề án về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu; lấy đô thị làm động lực phát triển vùng; phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt 41,5 - 42%.

Gắn kết hài hoà, hợp lý giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, chú trọng thực hiện chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Tổ chức phù hợp các hoạt động văn hóa, xã hội, nghệ thuật, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Thực hiện tốt các chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo đa chiều, bền vững; gia tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm tự nguyện. Tiếp tục rà soát, ban hành và triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động; triển khai các giải pháp phục hồi và ổn định thị trường lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đẩy mạnh triển khai kịp thời, hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Chú trọng phát triển nhà ở cho công nhân, xây dựng thiết chế văn hoá ở các khu công nghiệp. Quan tâm hơn nữa công tác dân tộc, tôn giáo, vì sự tiến bộ của phụ nữ, gia đình, thanh thiếu niên, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em, nhất là trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thể dục, thể thao.

Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật đất đai (sửa đổi). Huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực từ đất đai, tài nguyên; chú trọng bảo vệ, phát triển các loại rừng. Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển các ngành kinh tế biển. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước. Chú trọng các giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thực hiện các cam kết theo Thỏa thuận Pa-ri. Phát triển công nghiệp xử lý, tái chế chất thải. Huy động nguồn lực, xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm thể chế, cơ chế, chính sách và kiên quyết phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, đưa ra xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Theo dõi, nắm chắc tình hình, tham mưu với Đảng, Nhà nước xử lý kịp thời, linh hoạt mọi tình huống; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ. Tập trung trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phòng, chống cháy, nổ; chú trọng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường...

Triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Triển khai các hoạt động đối ngoại, làm sâu sắc hơn quan hệ song phương với các đối tác, gia tăng tin cậy chính trị, đan xen lợi ích, xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn. Tăng cường các hoạt động ngoại giao cấp cao, khai thác hiệu quả các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các hiệp định thương mại tự do (FTA). Làm tốt hơn nữa công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền. Tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển KTXH. Chú trọng tuyên truyền, cổ vũ những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đề ra./.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa
    Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.
  • Ba nữ ứng viên gốc Việt tranh cử tại Bỉ
    Ngày 13/10, cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp tại Bỉ diễn ra với sự tham gia của ba nữ ứng viên gốc Việt tại thủ đô Brussels, Bỉ. Ba ứng viên này đại diện cho ba đảng khác nhau, bao gồm Quynh Iris Nguyen - de Prelle (đảng Les Engagés, quận Woluwe-Saint-Lambert), Hằng Nguyễn (đảng MR-GM-Engagés, quận Watermael-Boitsfort) và Lê Janssens de Bisthoven Kim Bi (đảng DÉFI, quận Woluwe-Saint-Pierre).
  • Haaland có phản ứng gây phẫn nộ sau thảm bại với tỷ số 1-5
    Báo chí Na Uy đã tỏ ra phẫn nộ vì phản ứng của Haaland sau trận thua 1-5 trước Áo ở Nations League vào đêm qua.
  • Chìm đắm trong vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của Cao Bằng
    Hãy để Cao Bằng đưa bạn đến với một thế giới yên bình, nơi bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và khám phá văn hóa độc đáo của người dân địa phương
  • Diva Thanh Lam khóc
    Diva Thanh Lam đối đầu Thanh Hà trong tập 7 “Our Song Việt Nam”. Nếu như sân khấu của Thanh Lam có phần tươi sáng, mới mẻ cùng với hai ca sĩ trẻ, Thanh Hà gây xúc động với ca khúc về gia đình, kết hợp Quang Linh, Phạm Anh Duy.
Đừng bỏ lỡ
Mở cửa phải nhất quán, khoa học, không dựa vào cảm tính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO