Mệt mỏi thường xuyên, người bệnh tiểu đường nên làm gì?

BS. Nguyễn Thông| 19/05/2021 21:22

Tôi bị đái tháo đường và thường mệt mỏi, nhiều lúc chả thiết làm gì.

Xin hỏi vì sao mệt như vậy, tôi vẫn uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ, ngoài ra còn chạy bộ vào buổi sáng.

Lê Văn Học (Vĩnh Phúc)

Người bệnh đái tháo đường thường hay bị mệt mỏi, do sự mất cân bằng đường huyết và insulin hoạt động thiếu hiệu quả. Điều này có nghĩa rằng khi không có đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả thì lượng đường trong máu không thể chuyển sang cho tế bào. Khi tế bào sẽ không nhận được năng lượng cần thiết và kết quả là khiến bạn mệt mỏi, thiếu sức sống. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn, thì nên kiểm tra đường huyết lúc này.

Nếu cao, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn, không nên ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate đơn; cùng bác sĩ xem xét lại liều lượng thuốc bạn đang sử dụng có phù hợp với tình trạng bệnh của bạn không.

Nếu thấp, có nghĩa là bạn đang kiêng khem quá mức, cần bổ sung carbohydrate để cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần. Bên cạnh đó, nếu lượng đường trong máu thường xuyên ở mức thấp thì có thể liều lượng thuốc trị đái tháo đường mà bạn đang dùng là quá nhiều. Trong trường hợp bạn sử dụng insulin và bị hạ đường huyết thì nguyên nhân có thể là do bạn đã tiêm insulin quá sớm trước khi ăn.

Tương tự như vậy, mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng cũng liên quan tới mức đường huyết. Tốt nhất, bạn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trong ngày, vào ban đêm và ghi lại cùng với việc theo dõi thời điểm uống thuốc/ tiêm insulin, chế độ ăn của bạn và trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể nên điều chỉnh thuốc, chế độ dinh dưỡng... phù hợp.

  • 5 thức uống cơ bản giúp điều hòa nội tiết tố nữ
    Nội tiết tố nữ đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng, sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Sau đây là một số thức uống giúp điều hòa nội tiết tố nữ.
  • 5 loại trái cây cần tránh khi giảm cân
    Khi quan tâm đến việc giảm cân, chúng ta có xu hướng nghĩ đến trái cây như một loại thực phẩm ít calo và tốt cho sức khỏe, ăn nó vào bữa ăn nhẹ và thậm chí thay vì bữa tối. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi loại trái cây.
  • Nhịn ăn sáng để giảm cân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường
    Bỏ bữa sáng có thể là yếu tố nguy cơ làm suy giảm chuyển hóa glucose, dẫn đến tiền tiểu đường. Do đó những người đang nhịn ăn sáng để giảm cân cần cân nhắc, tránh nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Axit uric cao có nên ăn măng, cải thảo, bí ngô không?
    Người có axit uric cao không nên ăn quá nhiều măng bởi có thể làm bệnh tiến triển nhanh, tăng nguy cơ mắc gout.
  • 4 lợi ích của chuối đỏ trong việc giảm mỡ nội tạng
    Chuối đỏ có sucrose và fructose, vì vậy, khi chín có vị ngọt như những quả chuối vàng thường thấy. Các chất chống oxy hóa chính có trong chuối đỏ là beta carotene và vitamin C, rất có lợi cho chúng ta. Nếu thường xuyên bổ sung chuối đỏ vào chế độ ăn uống có thể giúp ta giảm mỡ nội tạng.
  • 4 ảnh hưởng của nội tiết tố gây ra mỡ bụng
    Nếu bạn đã thử mọi cách, nhưng vẫn không thể giảm mỡ bụng, có thể do ảnh hưởng bởi nội tiết tố.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mệt mỏi thường xuyên, người bệnh tiểu đường nên làm gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO