Câu chuyện đang gây "sốt" cộng đồng mạng của cô Chu - người phụ nữ ngoài 40 tuổi, hiện đang sinh sống tại Trung Quốc được xem là lời cảnh tỉnh cho giới trẻ vì thói quen ăn uống vô tình rước bệnh vào người. Được biết, cô Chu là một người mẹ đơn thân phải một mình gồng gánh gia đình nhỏ khi chồng cô không may qua đời vì bạo bệnh cách đây 5 năm.
Những năm gần đây, cô phải sống một mình, vì các con nay đã trưởng thành đều rời xa quê hương lên thành phố học tập và lập nghiệp. Do đó, cô Chu tham gia vào câu lạc bộ khiêu vũ khu phố để giết thời gian. Một hôm, cô bỗng nhiên ngất xỉu khi đang khiêu vũ nên được hàng xóm đưa vào bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cô đã bị nhiễm virus HPV - một loại virus ảnh hưởng đến đường tình dục, là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung. Ngạc nhiên hơn là tình trạng của cô đã trở nặng và đang ở thời kỳ cuối ung thư cổ tử cung.
Qua điều tra bệnh sử, các bác sĩ xác định nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do khi sống một mình, cô Chu thường xuyên "cẩu thả" trong việc ăn uống hàng ngày. Điển hình như việc cất trữ thức ăn đã qua chế biến quá lâu, sau đó lại mang ra đun tiếp để ăn trong nhiều ngày. Ngoài ra, cô còn sử dụng các món muối chua đã quá thời hạn mà không biết rằng thực phẩm muối trong thời gian dài sẽ sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cô còn có thói quen tiết kiệm đồ ăn bằng cách cắt bỏ phần bị mốc hoặc hư hỏng trên đồ ăn để dung nạp phần còn lại. Tuy nhiên, cô Chu lại không biết rằng chân rễ của nấm mốc đâm rất sâu và rất dài, vì vậy mặc dù cắt bỏ phần nổi mốc trắng thì phần còn lại của thức ăn vẫn tồn tài mầm mống của nấm mốc.
Sau khi biết được bệnh tình, các con của cô Chu rất hối hận khi đã để mẹ phải sống một mình và ít khi quan tâm đến thói quen sinh hoạt của mẹ. Hiện nay, cô Chu đã dần chấp nhận căn bệnh và thực hiện điều trị với hy vọng kéo dài sự sống thêm một vài năm.
Phòng tránh ung thư cổ tử cung như thế nào?
Tiêm phòng vaccine HPV
Trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi, bạn nên tiêm vaccine HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vaccine ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Loại vaccine này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư vì thế bạn cần tiêm đúng liệu trình theo chỉ định của nhân viên y tế.
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý
Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư.
Đồng thời có một chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục, thể thao hợp lý cũng sẽ góp phần phòng tránh ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, stress là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn. Do vậy bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái và hạn chế căng thẳng.
Không quan hệ tình dục quá sớm và bừa bãi
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung chính là bị lây virus HPV qua đường quan hệ tình dục. "Yêu" quá sớm ở độ tuổi vị thành niên rất dễ lây nhiễm virus HPV, bởi trong giai đoạn này khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt. Đây cũng là giai đoạn các bộ phận trong cơ quan sinh dục đang dần hoàn thiện và nhạy cảm nhất. Nếu không biết cách phòng tránh rất có thể sẽ sớm bị nhiễm virus HPV.