01
Cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu chưa bao giờ hết căng thẳng. Hòa, một nàng dâu đã có cách xử lý mâu thuẫn rất thông minh khi thay vì đối đầu với mẹ chồng, cô chuyển hướng sang chồng, như một cách cảnh cáo mẹ chồng.
02
Hòa là nhân viên hành chính của một doanh nghiệp. Ở đây, cô quen với Hào, hai người thường xuyên nói chuyện phiếm rất vui vẻ.
Sau khi tiếp xúc với nhau 1 thời gian, họ liền thuận theo tự nhiên thiết lập quan hệ yêu đương, nhưng lại bị mẹ Hào ngăn cản.
Mẹ Hào chê công việc của Hòa kém, lương thấp, tỏ ra khinh thường. Bà thậm chí còn cho rằng Hòa tiếp cận con trai mình là có mục đích, muốn kết hôn là vì ham tài sản của đằng trai.
Mẹ Hào nói chung dựa vào hiểu biết sơ sài bên ngoài về Hòa mà đối đãi. Bà không biết rằng tuy Hòa công việc bình thường, lương lại thấp nhưng trong sự nghiệp luôn nỗ lực cố gắng, trong cuộc sống vô cùng tiết kiệm, không hề thiếu thốn như bà tưởng tượng.
Hào cũng nhiều lần giải thích với mẹ rằng bạn gái mình không phải là loại gái tham vật chất, cô không ham tiền của anh mà ngược lại rất độc lập về tiền bạc.
Thế nhưng dù có giải thích thế nào. Mẹ Hào cũng không nghe vào tai. Giữa 2 mẹ con mâu thuẫn không dứt, không ai muốn lùi bước. Nhưng khi nhìn thấy con trai ngày càng thất thầm, mẹ Hào rất đau lòng nên cuối cùng thỏa hiệp.
Dù Hòa đã về làm dâu nhưng mẹ chồng vẫn không thay đổi quan điểm đối với cô. Bà vẫn cảm thấy cô là vì tham tài sản của con trai bà.
Hòa cùng chồng có thể nói là đã trải qua muôn vàn khó khăn mới đi đến kết hôn, cho nên họ đều đặc biệt quý trọng lẫn nhau, điều này làm cho tình cảm giữa cả 2 lại càng sâu thêm một chút.
Trong khi tình cảm của vợ chồng son càng ngày càng sâu đậm, cuộc sống hôn nhân cũng trôi qua hòa thuận thì mẹ chồng lại không phải người dễ dàng. Nhìn cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn của con trai và con dâu, bà lại nhất định phải chen vào.
Mẹ chồng luôn nói bóng gió với chồng Hòa rằng cô là người tiêu tiền bừa bãi, không có kế hoạch, còn nói cô 2, 3 ngày lại thấy về nhà đẻ, nhất định là đưa tiền cho người nhà mẹ đẻ, để anh cẩn thận một chút, đem tiền của mình coi trọng.
Nhưng mỗi lần mẹ chồng nói như vậy, chồng Hòa đều bảo vệ vợ, nói cô là người biết chi tiêu có kế hoạch, không như bà nghĩ. Hơn nữa, cô ấy vẫn duy trì độc lập kinh tế, cho dù về nhà mẹ đẻ đưa tiền thì cũng là tiền của cô ấy, không thể bắt bẻ.
Chồng Hòa càng bảo vệ cô, mẹ anh lại càng lo lắng, mắng con trai u mê, không nhìn rõ sự thật, còn mạnh mẽ yêu cầu anh phải giao thẻ lương cho bà quản.
Nhưng chồng Hòa nói thẻ lương đã giao cho vợ giữ. Anh cảm thấy đã là vợ chồng thì tiền là của chung, giao cho vợ cũng là chuyện hợp lý.
Lần này mẹ chồng càng thêm lo lắng, hiện tại tất cả tiền đều ở trong tay con dâu, nhỡ cô chiếm làm của riêng, vun vén hết cho nhà đẻ thì chẳng phải dễ như trở bàn tay sao?
Mẹ chồng trong lòng thấp thỏm bất an, vì thế bà liền tự chủ động gọi Hòa đến nói chuyện. Vừa nhìn thấy con dâu, bà đi ngay vào vấn đề là muốn Hòa đưa thẻ lương của chồng cô cho mình.
Hòa nghe yêu cầu này của mẹ chồng, ban đầu cứ ngỡ bà có việc cần dùng tiền gấp nên quan tâm hỏi han nguyên nhân. Kết quả câu trả lời của mẹ chồng lại khiến Hòa rất giận.
Mẹ chồng thẳng thắn nói cho Hòa biết, bà lo lắng nếu để cho cô quản tiền, cô sẽ đem tiền của con trai bà đi. Cho nên bà muốn lấy thẻ lương của con trai về, hơn nữa còn yêu cầu hai vợ chồng Hòa phải sống theo chế độ “thân ai nấy lo” về kinh tế.
Hòa không rõ vì sao mẹ chồng lại có suy nghĩ như vậy, cô muốn bà giải thích 1 chút, thực ra bản thân cô chưa từng có ý gì với tiền bạc của chồng. Thế nhưng, nhìn vẻ mặt khinh bỉ cùng ghét bỏ của mẹ chồng, Hòa định mở miệng lại cứng rắn nuốt xuống.
Hòa đồng ý yêu cầu của mẹ chồng, đưa thẻ lương của chồng cho mẹ chồng, cũng cùng chồng viết cam kết sống theo chế độ “độc lập” tài chính, bình đẳng kinh tế, nói đơn giản là ai quản tiền người đó, chi tiêu gì thì tự bỏ tiền của mình ra, nếu là chi tiêu vì mục đích chung thì chia đôi, mỗi người 1 nửa.
Chồng Hòa sau khi biết chuyện này, trách móc mẹ mình không thôi, cũng cố sức an ủi vợ không nên để trong lòng, tỏ ra mình không đồng ý với bản cam kết kia.
Nhưng Hòa lại giống như giận dỗi, lại muốn thực hiện chế độ độc lập tài chính, chồng cô bất đắc dĩ phải thuận theo. Anh vốn tưởng vợ là nhất thời tức giận, qua vài ngày sẽ lại trở lại như trước.
Nhưng sự tình cũng không đơn giản như chồng Hòa nghĩ, cuộc sống “độc lập”, “bình đẳng” của vợ chồng cô duy trì tới 1 tháng. Cũng trong 1 tháng này, anh phải ngủ ngoài phòng khách 30 ngày.
Từ khi Hòa từ nhà mẹ chồng trở về, cuộc sống của hai vợ chồng cô đã hoàn toàn thay đổi. Không chỉ chi tiêu hàng ngày mà ngay cả ăn uống, sinh hoạt cũng chuyển sang “độc lập”, ‘thân ai nấy lo”.
Vợ chồng Hòa không bao giờ cùng nhau ăn cơm nữa, những cuộc nói chuyện giữa hai bên cũng ít đi, thậm chí bắt đầu ly thân. Mỗi ngày đến tối trước khi đi ngủ, Hòa sẽ khóa cửa phòng ngủ, không cho chồng vào.
Qua một tháng, chồng Hòa rốt cuộc chịu không nổi nữa. Anh tìm mẹ mình kể mọi chuyện, trách móc mẹ khăng khăng làm việc bà cho là đúng, hại anh rơi vào tình trạng ly thân.
Lúc này mẹ chồng vô cùng hối hận. Hòa cũng đòi lại mẹ chồng thẻ lương của chồng, tỏ vẻ nếu bà không hy vọng nhìn thấy con trai bị ly hôn thì nhúng tay vào hôn nhân của vợ chồng cô nữa.
Sau khi về đến nhà, chồng Hòa đem trả lại thẻ lương cho vợ, nói anh và mẹ đã nói chuyện rõ ràng, bà tuyệt đối sẽ không quấy nhiễu cuộc sống của bọn họ nữa. Hòa lúc này mới khôi phục cuộc sống trước kia, hủy bỏ chế độ “bình đẳng, độc lập”, cũng không khóa cửa phòng ngủ nữa.
Theo V.A - Vietnamnet