Mẹ bầu uống sữa đậu nành liên tục liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Thanh Vân (Eatthis.com)| 12/01/2022 10:00

Sữa đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho tim mạch, xương khớp.... Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng bà bầu uống sữa đậu nành có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Lợi ích dinh dưỡng của sữa đậu nành

Sữa đậu nành được làm từ đậu tương, nó có hàm lượng dinh dưỡng rất cao như chất xơ, chất đạm, canxi, vitamin A, B1, D, E.

Bên cạnh đó, sữa đậu nành có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú, tăng cường estrogen đối với phụ nữ, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh.

Ngoài ra, sữa đậu nành con giúp hỗ trợ hoạt động tim mạch, ngăn ngừa loãng xương.

Điều gì xảy ra khi mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành liên tục?

Sữa đậu nành có hàm lượng glucozo cao, vì vậy nếu mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành có nhiều đường liên tục thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cân.

Một nghiên cứu năm 2014 của trường Đại học Y tế cộng đồng Havard (Mỹ) cho biết, nếu bạn uống quá nhiều sữa đậu nành (khoảng 3 ly/ngày) thì cơ thể sẽ bị giảm lượng hormone tự nhiên.

Tuy nhiên, khoa học cũng chưa chứng minh việc lạm dụng sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi.

Theo nghiên cứu của Daniel Doerge công bố năm 2001, không có dấu hiệu nào cho thấy estrogen trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trên trang tin dinh dưỡng Academy of Nutrition and Dietetics, chuyên gia dinh dưỡng Thomas Badger đã nhận định, sữa và các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ.

Mẹ bầu nên uống bao nhiêu ly sữa đậu nành mỗi ngày

Sữa đậu nành có chứa chất isoflavone - rất tốt cho làn da, và chống lão hoá. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Đại học Y khoa Tuft ở Massachusetts, Mỹ, mỗi người không nên dung nạp quá 100mg isoflavone/ngày.

Trong khi đó, Academy of Nutrition and Dietetics khuyến cáo, dung nạp 25g protein mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Vì vậy, mỗi ngày, mẹ bầu có thể sử dụng tối đa 500ml sữa đậu nành.

Lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

Bạn không nên uống sữa đậu nành cùng với thuốc, đặc biệt là kháng sinh.

Đối với sữa đậu này tự nấu tại nhà, bạn cần phải đun thật kỹ, không pha sữa đậu nành với đường nâu, đường đỏ.

Không uống sữa đậu nành khi đói.

  • 6 lợi ích khi ăn bánh mì nâu vào buổi sáng
    Bánh mì nâu chứa nhiều chất xơ và hàm lượng calo thấp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Do đó, việc ăn bánh mì nâu vào buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe.
  • 5 thức uống cơ bản giúp điều hòa nội tiết tố nữ
    Nội tiết tố nữ đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng, sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Sau đây là một số thức uống giúp điều hòa nội tiết tố nữ.
  • 5 loại trái cây cần tránh khi giảm cân
    Khi quan tâm đến việc giảm cân, chúng ta có xu hướng nghĩ đến trái cây như một loại thực phẩm ít calo và tốt cho sức khỏe, ăn nó vào bữa ăn nhẹ và thậm chí thay vì bữa tối. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi loại trái cây.
  • Nhịn ăn sáng để giảm cân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường
    Bỏ bữa sáng có thể là yếu tố nguy cơ làm suy giảm chuyển hóa glucose, dẫn đến tiền tiểu đường. Do đó những người đang nhịn ăn sáng để giảm cân cần cân nhắc, tránh nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Axit uric cao có nên ăn măng, cải thảo, bí ngô không?
    Người có axit uric cao không nên ăn quá nhiều măng bởi có thể làm bệnh tiến triển nhanh, tăng nguy cơ mắc gout.
  • 4 lợi ích của chuối đỏ trong việc giảm mỡ nội tạng
    Chuối đỏ có sucrose và fructose, vì vậy, khi chín có vị ngọt như những quả chuối vàng thường thấy. Các chất chống oxy hóa chính có trong chuối đỏ là beta carotene và vitamin C, rất có lợi cho chúng ta. Nếu thường xuyên bổ sung chuối đỏ vào chế độ ăn uống có thể giúp ta giảm mỡ nội tạng.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mẹ bầu uống sữa đậu nành liên tục liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO