Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai

27/07/2022 13:44

Với công dụng làm sạch bát đĩa, nhiều người thường quan niệm rằng máy rửa bát sẽ không cần vệ sinh định kỳ nữa. Tuy nhiên, đây là một cách nghĩ sai lầm.

Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai-1

Sự xuất hiện của máy rửa bát, cũng tương tự như máy giặt, robot hút bụi… giúp công việc nhà phần nào bớt vất vả hơn. Công dụng chính của máy rửa bát là làm sạch các dụng cụ ăn uống và một số đồ vật phù hợp khác bằng hệ thống điện, nước được trang bị bên trong máy.

Cũng chính bởi công dụng này, nhiều người dùng máy rửa bát nghĩ rằng, thiết bị có thể tự làm sạch chính mình ngay trong lúc vệ sinh đồ dùng. Máy không cần sự can thiệp thủ công của con người vào việc vệ sinh nữa.

Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai-2
Nhiều người nghĩ rằng không cần vệ sinh máy rửa bát. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Một số người dùng khác đã chỉ ra, máy rửa bát dùng trong một thời gian dài mà không được vệ sinh định kỳ sẽ dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động, trong máy xuất hiện những vết cặn oxy hóa hay các đường ống bên trong sẽ bị tắc.

Chính vì vậy, lời khuyên được đưa ra là hãy vệ sinh máy rửa bát định kỳ, tùy vào tần suất sử dụng. Bạn có thể chọn cách vệ sinh bằng chế độ sẵn có của máy hoặc tháo rời, cọ rửa thủ công các bộ phận bên trong.

Thông thường với một gia đình sử dụng 2 lần/ngày, hãy vệ sinh định kỳ 2 tháng/lần.

Các cách vệ sinh máy rửa bát

1. Vệ sinh bằng chế độ sẵn có của thiết bị

Vệ sinh bằng chế độ sẵn có của thiết bị là cách làm đơn giản nhất. Các loại máy rửa bát thường sẽ có chế độ này với tên "Machine Care".

Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai-3
Chế độ sẵn có Machine Care giúp tự vệ sinh máy rửa bát. (Ảnh minh họa)

Bạn có thể dễ dàng thực hiện bằng cách cho chất vệ sinh chuyên dụng vào như nước rửa, viên rửa và thao tác bấm nút.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những máy rửa bát không quá bẩn.

2. Vệ sinh bằng phương pháp thủ công

Nếu máy rửa bát nhà bạn cần vệ sinh kỹ càng hơn, có thể áp dụng phương pháp thủ công bằng việc vệ sinh từng phần của thiết bị.

Khi vệ sinh thủ công, ta sẽ cần tháo rời các bộ phận bên trong máy rửa bát để làm sạch tối ưu nhất. Các bộ phận quan trọng của máy rửa bát cần tháo rời bao gồm: Bộ lọc và tay phun nước.

Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai-4
Bộ lọc của máy rửa bát cần được tháo rời để vệ sinh kỹ càng. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên là bộ lọc. Bộ lọc của máy rửa bát có tấm lọc chính, giỏ lọc tinh và tấm lọc thô. Tấm lọc chính có chức năng giữ lại các mảnh vụn thức ăn nhỏ, ngăn không cho chúng rơi xuống ống thoát nước. Giỏ lọc tinh giữ lại cặn thức ăn và bụi bẩn. Còn tấm lọc thô giữ lại các mảnh thức ăn lớn.

Để tháo bộ lọc vệ sinh này ra, hãy vặn ngược rồi từ từ nhấc toàn bộ bộ lọc lên. Thứ tự nhấc lên lần lượt sẽ là tấm lọc thô, giỏ lọc tinh rồi đến tấm lọc chính.

Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai-5
Hướng dẫn tháo bộ lọc trong máy rửa bát để vệ sinh. (Ảnh minh họa)

Đem toàn bộ chúng đến bồn rửa và tiến hành vệ sinh. Bạn có thể vệ sinh bằng xà phòng, nước rửa bát thông thường, hoặc cũng có thể dùng với baking soda. Lưu ý, trước khi vệ sinh nên lật úp để đảm bảo các mảnh vụn thức ăn trong bộ lọc được đưa hết ra ngoài.

Sau bộ lọc, ta tiến hành tháo để vệ sinh tay phun (cánh quạt phun nước) của máy rửa bát. Với bộ phận này, vệ sinh bằng cách pha dung dịch nước cùng xà phòng ấm, hoặc nước và giấm, rồi dùng bàn chải mềm chà nhẹ vào các lỗ phun.

Bạn cũng có thể dùng tăm để lau, làm thông các lỗ phun bị tắc.

Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai-6
Dùng tăm để lau, làm thông các lỗ phun bị tắc của máy rửa bát. (Ảnh minh họa)

Bộ lọc và tay phun khi được vệ sinh xong hãy để khô trong không khí tự nhiên hoặc dùng khăn mềm lau. Sau đó lắp lại vào vị trí bàn đầu trong máy.

Với thân máy rửa bát cả phần trong và ngoài, dùng khăn mềm kết hợp với chất tẩy rửa chuyên dụng lau chùi nhẹ nhàng. Với những vị trí bị bám nhiều cặn bẩn, cũng nên lưu ý lau chùi nhẹ tay, tránh làm xước thiết bị.

Bước cuối cùng, là khử mùi máy. Đặt vào giỏ đựng đồ một cốc giấm trắng hoặc một vài thìa baking soda, rồi chạy chương trình rửa. Với giấm thì chọn chương trình có nhiệt độ cao nhất, còn với baking soda thì chọn chương trình với chu trình rửa ngắn nhất.

Giấm hay baking soda sẽ có tác dụng khử mùi hôi triệt để, diệt khuẩn tối ưu cho thiết bị.

Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai-7Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai-8

Giấm và baking soda có tác dụng khử mùi máy rửa bát hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Việc vệ sinh máy rửa bát không những giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của chúng, hạn chế những trường hợp hỏng hóc do chất bẩn tích tụ lâu ngày.

Máy rửa bát khi được làm sạch định kỳ cũng sẽ hoạt động tiết kiệm điện và nước hơn, đồ dùng nhà bạn sau khi xử lý với máy sẽ được sạch, thơm, diệt khuẩn tối ưu, đảm bảo cho sức khỏe của cả gia đình.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/meo-vat/may-rua-bat-co-can-duoc-ve-sinh-cau-tra-loi-khien-nhieu-nguoi-bat-ngo-vi-bay-lau-lam-sai-n-527746.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/meo-vat/may-rua-bat-co-can-duoc-ve-sinh-cau-tra-loi-khien-nhieu-nguoi-bat-ngo-vi-bay-lau-lam-sai-n-527746.html
Bài liên quan
  • Nên mua máy rửa bát hãng nào?
    Việt BáoĐứng trước sự phát triển không ngừng của cuộc sống hiện đại, máy rửa bát đã được xem là lựa chọn thông minh cho mọi gia đình Việt. Chính nhờ thiết kế sang trọng, hiện đại cùng với đó là khả năng rửa sạch chén bát nên dòng sản phẩm này đang rất được lòng các chị em nội trợ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Máy rửa bát có cần được vệ sinh? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ vì bấy lâu làm sai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO