Măng cụt Lái Thiêu tăng giá trong mùa dịch

24/06/2021 15:29

Trái măng cụt tăng giá do năm nay không được mùa, chủ yếu các nhà vườn thu gom bán lẻ vào thị trường trong nước và đang chuẩn bị bước vào cuối vụ thu hoạch.

Măng cụt Lái Thiêu tăng giá trong mùa dịch-1
Măng cụt Lái Thiêu tăng giá trong mùa dịch

Khác với nhiều loại quả khác cần được giải cứu, trái măng cụt ở vùng Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm nay lại tăng giá trong mùa dịch với hơn 10.000 đồng/kg so với năm 2020.
Theo các nhà vườn ở thành phố Thuận An, sản lượng măng cụt năm nay giảm 30 - 40% so với vụ mùa năm trước. Tại các phường An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm và xã An Sơn, giá trái đặc sản này cao nhất lúc đầu vụ là 120.000 đồng/kg, thấp nhất lúc giữa vụ là 60.000 đồng/kg, tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với mọi năm. 
Trái măng cụt tăng giá do năm nay không được mùa, chủ yếu các nhà vườn thu gom bán lẻ vào thị trường trong nước và đang chuẩn bị bước vào cuối vụ thu hoạch.
Trong nhiều năm qua, trái cây măng cụt Lái Thiêu đã được nhiều người biết đến và nằm trong danh sách top 50 trái cây ăn trái đặc sản Việt Nam. Hiện nay, diện tích măng cụt trên địa bàn thành phố Thuận An có 661 ha, chiếm trên 53,3% diện tích vườn cây ăn trái của thị xã.
Ông Trần Văn Viễn, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Sơn, xã An Sơn, thành phố Thuận An cho biết, thông thường măng cụt đậu trái vào tháng 12 hoặc tháng 1 âm lịch và thu hoạch quả vào cuối tháng 4 đến tháng 5 âm lịch.

Nhưng năm nay trái măng cụt đã trổ bông sớm hơn, tuy nhiên, do thời tiết đang nắng nóng kéo dài lại gặp mưa đột ngột khiến cây rụng nhiều trái. Vì vậy, sản lượng thu hoạch sẽ không thuận lợi như dự tính.
"Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Sơn có 11 thành viên có tổng diện tích trồng măng cụt 21ha, năm nay thu hoạch khoảng 15 tấn. Do ảnh hưởng dịch, các thương lái không còn đi thu mua, gom hàng.

Măng cụt không xuất đi nước ngoài, hợp tác xã chủ yếu tự tìm nguồn khách bán lẻ thông qua các kênh online, zalo, facebook tại các điểm cầu như: Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng với giá dao động từ 60.000 – 120.000 đồng/kg mà vẫn hết hàng", ông Viễn chia sẻ.
Còn tại vườn hơn 170 cây măng cụt của ông Phạm Văn Châu, xã An Sơn, thành phố Thuận An năm nay cả mùa vụ thu thêm về cho gia đình hơn 20 triệu đồng. Ông Châu chia sẻ, do trái măng cụt chỉ ra theo mùa vụ, một năm có 1 lần, không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

Măng cụt Lái Thiêu tăng giá trong mùa dịch-2
Măng cụt được đóng gói mang đi tiêu thụ

Ông mong muốn các nhà phân phối măng cụt sẽ xây dựng được nhà máy thu gom và có các cách thức bảo quản trái măng cụt để có thể đưa ra thị trường trái cây đặc sản này quanh năm.
Ông Nguyễn Việt Long, quyền Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương cho biết: Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây măng cụt ở tỉnh Bình Dương”.

Mục tiêu đề tài nhằm điều tra, đánh giá và khảo sát hiện trạng cây măng cụt trên địa bàn tỉnh bằng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại để chọn được những giống tốt có độ thuần cao.
Từ đó, tuyển chọn những cây giống đầu dòng tốt cho sản xuất và những cây giống địa phương có giá trị khác nhằm phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen cây măng cụt của tỉnh. Bên cạnh đó tỉnh cũng nghiên cứu để đưa các thành tựu khoa học công nghệ vào trồng trọt, chăm sóc cây măng cụt.
Ngoài ra, ngành khoa học và công nghệ cũng đã triển khai Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Măng cụt Lái Thiêu” thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương”; dự án “Phát triển cây ăn quả đặc sản gắn với quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Măng cụt Lái Thiêu” ở Thuận An, tỉnh Bình Dương. Các đề tài, dự án đều phục vụ thiết thực cho trái măng cụt.
Trong thời gian tới, cùng với nhiệm vụ triển khai sử dụng và quản lý nhãn hiệu, tỉnh cũng tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất cho nông dân; kết nối với doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, đặc biệt chú ý chế biến sản phẩm sau thu hoạch để tạo ra giá trị cao nhất cho nông dân.

Tỉnh phối hợp các ngành chức năng đẩy mạnh xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm măng cụt ra thị trường.../.

  • Giao dịch trầm lắng, VN-Index quay đầu giảm nhẹ
    Phiên giao dịch ngày 26/12, sau sắc xanh trồi sụt phiên sáng, áp lực bán gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường diễn biến phân hóa, quay đầu giảm điểm; cổ phiếu nhiều nhóm ngành như viễn thông, vận tải, chứng khoán, công nghệ thông tin… chìm trong sắc đỏ. Chốt phiên, VN-Index giảm 1,17 điểm, xuống mức 1.272,87 điểm.
  • Kết quả xổ số hôm nay, 26-12: Tây Ninh, An Giang, Bình Thuận, Bình Định, Hà Nội...
    Kết quả xổ số ngày 26-12, được các Công ty Xổ số kiến thiết Tây Ninh, An Giang, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Nội công bố.
  • Giá xăng dầu đồng loạt giảm
    Giá xăng E5RON92 giảm 430 đồng/lít còn xăng RON95-III giảm 460 đồng/lít.
  • Thanh Hóa: 100% doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng hóa đơn điện tử
    Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã triển khai quyết liệt việc lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu và đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
  • 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
    Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
  • Hoa, cây cảnh đã sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết
    Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Tại các “thủ phủ” hoa, cây cảnh nổi tiếng của tỉnh Thái Bình, nông dân đang tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết - vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm, sẵn sàng cung cấp nhu cầu đa dạng của thị trường.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Măng cụt Lái Thiêu tăng giá trong mùa dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO