Mận là loại trái cây có theo mùa chủ yếu là mùa hè, được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta. Khi còn xanh quả có vị chua mát, khi chín đỏ sẽ có vị ngọt thanh, đem đến nỗi nhớ niềm thương trong trái tim của mỗi người. Thế nhưng ít người biết rằng loại quả này còn mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng bất ngờ từ loại quả mùa hè này nhé!
Chống ung thư
Theo các nhà khoa học, sắc tố xanh đỏ gọi là anthocyanin được tìm thấy trong quả mận rất giàu chất chống ôxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Thanh lọc máu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng cung cấp chất xơ dồi dào của mận giúp ngăn ngừa vón cục tiểu cầu, một trong những nguyên nhân gây các bệnh rối loạn máu như xơ cứng động mạch và cao huyết áp. Mận còn giúp thanh lọc máu bằng cách cung cấp thêm ôxy.
Hàm lượng vitamin C trong quả mận khá cao nên nó có thể giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp ngăn ngừa cholesterol bị ôxy hóa bên trong các động mạch. Vì vậy, ăn mận có thể có tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh như xơ cứng hay xơ vữa động mạch.
Cải thiện trí nhớ
Đồng thời, các chất chống ôxy hóa trong mận còn có tác dụng ngăn ngừa những thiệt hại xảy ra ở tế bào thần kinh trong não. Nhờ vậy, nếu bạn ăn mận tức là bạn đang biết cách giúp trí nhớ của mình hoạt động tốt hơn. Các chất chống oxy hóa trong mận giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương. Ăn 3 - 4 quả mận mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Giảm sự hấp thụ cholesterol
Hàm lượng vitamin C trong mận giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa trong động mạch, đào thải những cholesterol xấu ra ngoài cơ thể.
Nhờ vậy, ăn mận có thể ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và hen suyễn.
Tốt cho tiêu hóa
Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol là những chất cực tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh chức năng của cơ quan nội tạng này. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
Nhiều người chữa trị bệnh táo bón bằng cách ăn mận khô hoặc mận tươi cho thấy hiệu quả rất cao.
Hỗ trợ cải thiện làn da
Thành phần vitamin C trong mận đóng vai trò như một “spa” cho da và các mạch máu. Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã đánh giá trên 4.000 phụ nữ tuổi từ 40-74 và nhận thấy những người nạp càng nhiều vitamin C càng làm giảm khả năng xuất hiện nếp nhăn, khô da và giúp làm chậm lão hoá.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Mận có chỉ số đường thấp, giúp giảm lượng đường trong máu và triglyceride trong cơ thể. Sự hiện diện của flavonoid là một lợi ích khác của mận bởi vì chúng giúp cơ thể chống lại sự đề kháng insulin. Chất xơ hòa tan trong mận cũng giúp bình thường hóa lượng đường trong máu và được coi như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiểu đường.
Tăng cường sức khoẻ xương
Các polyphenol và kali trong mận có lợi cho xương vì chúng tăng cường mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương.
Kali được tìm thấy trong mận là một yếu tố cần thiết giúp bảo vệ xương khỏi bị yếu và dễ bị gãy. Khi cơ thể có mức kali thấp, xương sẽ không được đệm đúng cách do tác động của axit sulfer do đó làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Mận, và các loại thực phẩm giàu kali khác được coi như là một giải pháp điều trị tự nhiên cho bệnh loãng xương vì chúng giúp tăng cường sức khoẻ xương và cải thiện sự hình thành xương.
Tốt cho mắt
Ngoài vitamin C, mận còn chứa beta carotene là những dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt. Ăn mận có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh về mắt có thể dẫn tới mù lòa.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích lúc nào cũng kèo theo tác hại nếu bạn sử dụng không đúng cách hoặc tiêu thụ khối lượng quá lớn.
Dưới đây là một số tác hại được các chuyên gia khuyến cáo khi ăn mận quá nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Hại thận
Mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
Hàm lượng axit cao
Điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt ở trẻ em. Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ trầm trọng thêm bệnh.
Gây nóng
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn mận vì dễ bị nóng, phát ban, không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Làm giảm tác dụng của một số loại thuốc
Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh ngừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Những người mắc các bệnh sau đây không nên ăn mận
Người bị phẫu thuật
Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn mận trước phẫu thuật 2 tuần bởi những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Người bị bệnh thận
Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ calci trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Người có cơ địa nhiệt, nóng
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Người có cơ địa dạng nhiệt thì chỉ cần ăn vài quả mậnlà có thể thấy ngay tác dụng phụ đáng sợ này.
Người bị bệnh dạ dày, men gan yếu
Mận có tính acid cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, nhất là men răng trẻ em còn yếu, dễ bị ảnh hưởng.
Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu bạn bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh.
Vì vậy, để món ăn trở nên hoàn hảo, vừa ngon miệng lại còn bồi bổ sức khỏe bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải, đừng để món ngon trở thành ‘thuốc’ nhe.
Theo Gia đình Việt Nam