Mách người đường huyết cao, bệnh tiểu đường cách ăn mít

Kiều Vũ (Tổng hợp từ Healthifyme & Webmd)| 21/07/2024 08:07

Người đường huyết cao, bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn mít mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mách người đường huyết cao, bệnh tiểu đường cách ăn mít
Người đường huyết cao, bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn mít nhưng phải đúng cách. Ảnh: Kiều Vũ

Đường huyếtsẽ như thế nào khi ăn mít

Mít dai ước tính cung cấp khoảng 48 calo năng lượng, 85,4g nước, 0,6g gluxit, 28mg photpho, 0,40mg sắt, 180mg betacaroten, 5mg vitamin C…Mít mật ước tính cung cấp khoảng 62 calo năng lượng; 82,2g nước, 1,5g protein, 14,0g gluxit, 21mg canxi, 28mg photpho, 0,40mg sắt, 80mg betacaroten, 5mg vitamin C…150g mít nói chung cung cấp 143 calo, 1g chất béo, 3g chất đạm, 35g carbs, 2g chất xơ…

Về các chất dinh dưỡng đa lượng mít bao gồm chủ yếu là carbs. Những carbs này ở dạng đường tự nhiên, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng và hợp chất khác trong mít lại có thể tác động tích cực đến lượng đường trong máu.

Mít cũng là một trong những loại trái cây có chỉ số chuyển hóa đường huyết (GI) khá thấp, chỉ đạt từ 50 đến 60. Do đó nếu ăn mít với một lượng không ăn quá nhiều cùng một lúc thì khả năng bị tăng đường huyết, tăng huyết áp đột ngột hoặc làm gia tăng nguy cơ biến chứng là không cao.

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có tình trạng thừa cân, béo phì. Hàm lượng chất xơ lớn trong mít chứa calo thấp sẽ khiến người bệnh cảm thấy no lâu, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy có thế giúp người bệnh giảm cân an toàn, khoa học.

Người bệnh tiểu đườngnên ăn mít theo cách nào

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường thường được khuyến nghị nên hạn chế tinh bột và chất chứa nhiều đường. Mít lại chứa nhiều đường fructose và đường glucose - 2 loại đường dễ hấp thu khi được đưa vào cơ thể nên có thể dẫn đến tình trạng hàm lượng đường trong máu cao lên sau khi người bệnh ăn quá nhiều mít.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn 30g mít non hoặc mít đã sấy khô trong một ngày để cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn vặt. Ngoài ra, có thể chế biến mít non với các món ăn hàng ngày để thay thế cho gạo trắng, bún, miến, phở nhiều tinh bột.

Mít chín chứa lượng đường cao hơn mít non. Do đó người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều mít chín trong 1 lần. Tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 1 - 2 múi 1 lần, mỗi ngày ăn từ 2 - 3 lần để không ảnh hưởng đến đường huyết.

Nên lựa chọn những quả mít tươi ngon, tốt nhất nên ưu tiên mít chín cây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Việc ăn mít có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu của một số thuốc điều trị tiểu đường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn quá liều lượng. Vì thế nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi ăn mít.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mách người đường huyết cao, bệnh tiểu đường cách ăn mít
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO