4 cái tên nổi tiếng dưới đây trong giới hội họa sẽ cho bạn thấy những quan niệm trên chỉ là ngụy biện. Thay vì sử dụng các chất gây nghiện, việc chữa lành thực sự có thể thực hiện được khi nỗ lực tìm hiểu những tổn thương về tình cảm và biến cố trong cuộc sống.
Vincent van Gogh
Vincent van Gogh được nhớ đến là một trong những nghệ sĩ bi kịch nhất thế giới. Cuộc chiến đấu với bệnh tật về tinh thần và thể xác của ông liên tục truyền cảm hứng cho các tác phẩm ra đời.
Họa sỹ tài năng người Hà Lan luôn gây ấn tượng bởi cách ông yêu màu vàng và cách thể hiện những chuyển động mang vẻ u ám trong các tác phẩm. Những nhà phê bình mỹ thuật còn cho rằng tất cả là kết quả trong mối quan hệ không lành mạnh của ông với các chất gây nghiện.
Van Gogh được biết đến là người quá nhiều absinthe, một loại rượu có nồng độ cồn cao phổ biến vào thế kỷ 19. Rất nhiều hồ nghi rằng tài năng của ông “phát tiết” là từ lúc say xỉn nhưng chính Van Gogh, trong bức thư gửi người em trai, đã thừa nhận điều này có hại nhiều hơn: “Có một thực tế là tôi đã vẽ tốt hơn trước kể từ khi ngừng uống rượu, và điều đó đã giúp ích rất nhiều"
Nhưng rượu không phải là chất kích thích duy nhất mà Van Gogh sử dụng. Bác sĩ riêng của ông được cho là đã kê đơn digitalis, một phương pháp điều trị bệnh động kinh phổ biến vào thời điểm đó. Những bệnh nhân cho biết thị giác của họ thường có màu vàng sau khi điều trị bằng phương pháp này.
Vì thế, nhiều người tin rằng bức tranh màu hổ phách “Hoa hướng dương” của Van Gogh là kết quả từ tác dụng phụ này. Hay bức tranh chân dung chính vị bác sỹ Paul-Ferdinand Gachet nằm ngả ngớn bên một bàn digitalis, cũng là kết quả của nghiện ngập.
Nhưng từ chính thú nhận của ông, có thể thấy tài năng của Van Gogh không phải tác thành nhờ chất gây nghiện, mà nó có được từ lúc tỉnh táo. Giới mỹ thuật thế giới cho rằng nếu Van Gogh được tiếp cận với phương pháp điều trị tốt hơn, cuộc đời của ông đã không rơi vào bi thảm như đã biết.
Thomas Kinkade
Thomas Kinkade là một trong những họa sỹ được yêu thích nhất thế kỷ 20, một tài năng kiệt xuất trong sử dụng ánh sáng.
Tác phẩm của ông luôn tạo ra cảm xúc mãnh liệt qua cách miêu tả phong cảnh bầu trời và những ngôi nhà nhỏ như trong cổ tích . Chỉ tiếc là ông mắc chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện và qua đời vào tháng 4/2012.
Theo kết quả khám nghiệm tử thi được công bố sau khi ông qua đời cho thấy họa sỹ 54 tuổi này ngộ độc cấp tính “ethanol và diazepam”, một sự kết hợp chết người giữa rượu và Valium vốn được dùng để điều trị chứng lo, co giật và co thắt cơ.
Không ai nghĩ các tác phẩm của Thomas Kinkade đến từ tác động của chất gây nghiện. Sáng tạo như một lối thoát cho những bế tắc trong cuộc sống khi đang chờ ly hôn và những rắc rối về tài chính. Ông lao vào rượu và một số chất gây nghiện khác.
Anh trai và là người phát ngôn cho các tác phẩm của ông là Patrick Kinkade nói rằng: “Thom luôn tin cậu ấy có thể kiểm soát nó, và điều đó đã góp phần vào sự bệ rạc”. Bất chấp sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè, Thomas Kinkale không vượt qua được.
Câu chuyện của ông là nhắc nhở sâu sắc về tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe tinh thần và cảm xúc thay vì che đậy sự phức tạp bằng chất gây nghiện.
Andy Warhol
Andy Warhol được biết đến nhiều nhất với những bức tranh chân dung đầy màu sắc về những người nổi tiếng, tiêu biểu là bức chân dung Marilyn Monroe, hay tác phẩm cho các thương hiệu súp Campbell. Tuy nhiên, ông cũng tai tiếng vì thường xuyên sử dụng chất gây nghiện để “thăng hoa sáng tạo”.
Năm 1963, Warhol nghiện Obetrol, một loại thuốc giảm cân amphetamine. Ông sử dụng Obetrol hằng ngày như thói quen và được cho là giúp tỉnh táo, tạo hưng phấn để sáng tạo nghệ thuật. Xã hội Mỹ ở thập kỷ 1960s việc sử dụng ma túy như thú tiêu khiển rất phổ biến và Warhol cũng xem điều này là bình thường, thậm chí còn cho rằng đó là phong cách nghệ sĩ.
Sau khi bị phát hiện nghiện ngập, Warhol phải vật lộn với lo lắng và căng thẳng. Giống như nhiều nghệ sĩ sử dụng chất gây nghiện (cho dù đó là thuốc theo toa hay không ), sức khỏe tâm thần của Warhol mới là yếu tố chính khiến ông sử dụng chất kích thích.
Warhol qua đời năm 1987 ở tuổi 58 sau cuộc phẫu thuật cắt túi mật. Ông chưa bao giờ lành hẳn sau vết thương do từng bị bắn những năm 1960, đồng thời luôn bị mất nước và kiệt sức vì sử dụng Obetrol thường xuyên.
Jackson Pollock
Năm 1949, tạp chí LIFE có bài viết về Jackson Pollock với câu hỏi, "Ông ấy có phải là họa sĩ kiệt xuất nhất còn sống ở Mỹ không?”. Được biết đến với kỹ thuật nhỏ giọt mang tính cách mạng và những chuyển động mạnh mẽ, Pollock đã mở ra một kỷ nguyên mới của nghệ thuật Mỹ trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Họa sỹ quê ở Wyoming đã làm điên đảo thế giới nghệ thuật bằng tính cách trầm lặng của mình. Ông thường xuất hiện trên các bức ảnh với vẻ ngoài nghiêm nghị, ngậm thuốc trên môi, vừa có phong thái hiện đại vừa mang dáng dấp miền Tây hoang dã.
Pollock cũng nổi tiếng vì nghiện rượu, uống rất nhiều từ khi còn trẻ. Ông phải chống chọi với chứng trầm cảm, và có bác sỹ đã chẩn đoán ông mắc chứng tâm thần phân liệt. Pollock dùng rượu để đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống, xoa dịu nỗi buồn vì một gia đình ly tán khi ông mới 8 tuổi, nên thường dẫn đến những cơn tức giận thái quá.
Tháng 8/1965, sau một trận “túy lúy càn khôn”, ông cùng hai phụ nữ khác bị tai nạn xe, tất cả đều tử vong. Rượu và những cơn thịnh nộ đã giết chết họa sỹ tài năng 44 tuổi.
Giống như nhiều nghệ sỹ khác, Pollock cố gắng xoa dịu quá khứ đau buồn của mình bằng rượu, nhưng đó luôn là phương pháp sai lầm. Mặc dù nghệ thuật có thể là một cơ chế đối phó hiệu quả, nhưng nó chỉ hiệu quả khi kết hợp bằng những phương thức khoa học.
Mark Rothko
Giống như nhiều nghệ sĩ thời hậu chiến khác, Mark Rothko sử dụng các chất gây nghiện để làm tê liệt nỗi đau trước thực tế cuộc sống và “lấy cảm hứng sáng tạo”. Rothko phải vật lộn với nhiều khó khăn, trong đó có chủ nghĩa bài Do Thái, những rắc rối trong hôn nhân và chứng trầm cảm.
Về cuối đời, Rothko dùng Sinequan và Valium, cùng với một loạt các chất khác để điều trị huyết áp cao, bệnh gút, lo âu và trầm cảm. Là con trai của một dược sĩ và là chủ đề tranh luận giữa các bác sĩ với nhau, Rothko đã bị đánh gục bởi chính những chất được kê đơn cho mình.
Vào ngày 25 tháng 2 năm 1970, nghệ sĩ 66 tuổi được tìm thấy đã chết, sau thời gian chống chọi với chứng trầm cảm do dùng thuốc quá liều và tự cắt cổ tay. Rothko không phải là người duy nhất bị tác dụng ngược bởi những chất được cho là có tác dụng xoa dịu tinh thần.
Giống như nhiều người, anh ta chuyển sang uống rượu, uống quá nhiều trong khi vẫn đang uống thuốc theo toa. Những loại thuốc này rất hữu ích khi được sử dụng đúng nhưng là “sát thủ” nếu lạm dụng.