Ảnh minh họa: Difference
1. Kích cỡ lớn hơn
Trứng vịt to hơn khoảng 30-50% trứng vịt. Bạn cũng có thể phân biệt hai loại trứng nhờ màu sắc vỏ. Trứng gà có màu trắng hồng trong khi trứng vịt có màu trắng, xanh nhạt, xám...
2. Nhiều protein hơn
Trứng vịt chứa 5 loại protein chính: Ovalbumin, ovomucoid, ovotransferrin, ovomucin và lysozyme. So với các loại trứng gia cầm khác, trứng vịt có hàm lượng protein cao hơn.
3. Nhiều vitamin B9
Lượng vitamin B9 cao giúp giảm biến chứng khi mang bầu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch và ung thư.
4. Nhiều vitamin B12
Trứng vịt có tỷ lệ lòng đỏ trứng cao hơn so với trứng gà hoặc các loại gia cầm khác. Do đó lượng vitamin B12 trong trứng vịt cũng cao hơn. B12 giúp duy trì sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa mất trí nhớ.
5. Lượng axit béo Omega-3 cao
Lòng đỏ chứa nhiều axit béo thiết yếu như axit linoleic. Trứng vịt chứa lòng đỏ lớn hơn trứng gà và do đó, nhiều axit béo omega-3 hơn. Loại chất này tốt cho tim.
Ảnh minh họa: Once upon a time
6. Nướng bánh dễ dàng hơn
Lòng trắng là thành phần chính trong các sản phẩm như bánh ngọt và bánh quy. Trứng vịt có đặc tính tạo bọt hiệu quả do chứa nhiều protein. Ngoài ra, bọt của trứng vịt có độ ổn định cao hơn và độ bổ dưỡng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao khi nướng.
7. Bảo quản dễ dàng
Trứng vịt có vỏ chắc, khả năng chống va đập, độ ổn định cao. Nhờ vậy, trứng vịt cũng khó vỡ hơn.
Ngoài ra, protein trong trứng ổn định ở điều kiện nhiệt độ phòng. Ovalbumin trong trứng vịt là loại protein chiếm ưu thế nhất. Theo một nghiên cứu, nhiệt độ bảo quản không ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc protein của trứng vịt được giữ trong 15 ngày so với trứng gà.
8. Tác dụng kháng khuẩn
Lòng trắng bảo vệ trứng chống lại vi khuẩn xâm nhập có thể cản trở sự phát triển của phôi. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng trắng trứng vịt có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Salmonella cao hơn so với trứng gà.