Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho. Lê cũng có tác dụng thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết sinh tân, nhuận trường, tiêu độc.
Trong số các thực phẩm từ thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa. Trong 100g lê có 0,1g chất béo; 1,6g chất xơ; 1g carbohydrate; các vitamin nhóm B, C, beta caroten…
Bổ sung quả lê vào chế độ ăn mỗi ngày có thể mang lại những lợi ích như cơ thể nhận được từ 25 - 30g chất xơ. Do lượng chất xơ nhiều nên quả lê sẽ giúp phòng ngừa tiêu chảy, táo bón.
Không chỉ có nhiều chất xơ, quả lê còn có hàm lượng calo thấp, thích hợp cho những người đang giảm cân. Một quả lê chỉ cung cấp khoảng 100 calo, bởi vậy rất thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bạn no lâu. Pectin và chất xơ có trong quả lê có thể giúp giảm cholesterol trong máu.
Lê có chứa nhiều chất anthocyanin. Đây là chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Để phát huy tác dụng này, nên ăn cả vỏ quả lê vì các chất dinh dưỡng này tập trung nhiều ở vỏ.
Khi sử dụng quả lê cần chú ý không nên sử dụng quá nhiều. Một số loại thực phẩm không nên ăn cùng quả lê gồm:- Củ cải: Khi ăn lê cùng củ cải có thể làm sưng tuyến giáp- Rau dền: Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa thì nên tránh ăn rau dền cùng với lê vì sẽ dễ bị nôn và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.