Ổn định đường huyết
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quế có thể giúp đẩy lùi hội chứng chuyển hóa, là một nhóm các tình trạng như tiểu đường, huyết áp cao và béo phì.
Không chỉ có tác dụng giúp lượng đường trong máu ổn định mà còn giảm cholesterol, huyết áp và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Với bệnh tiểu đường typ 2 và tiền đái tháo đường, quế giúp lượng đường không tăng cao sau bữa ăn.
Tăng cường sự trao đổi chất
Quế chứa một loại tinh dầu tên là Cinnamaldehyde, có thể kích hoạt não tiết ra một loại hormone đốt cháy mỡ nâu, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo dư thừa hơn. Các nghiên cứu này cho thấy, một tín hiệu tốt dành cho những ai đang mong muốn giảm cân và cải thiện vóc dáng.
Hạ huyết áp
Theo một số nghiên cứu, ăn quế mỗi ngày trong 3 tháng có thể làm giảm huyết áp tâm thu xuống khoảng 5mmHg. Đến hiện tại, vẫn còn nhiều nghiên cứu khác để tìm ra lượng quế vừa đủ cần ăn là bao nhiêu để đạt được tác dụng này.
Giảm viêm khớp
Quế có tính chất chống viêm và chống viêm khớp là do có sự hiện hữu của aldehyd cinnamic, axit cinnamic và coumarin. Những hợp chất này có công dụng tốt trong việc giảm sưng và đau vai, đau khớp.
Giảm cholesterol
Một nghiên cứu thử nghiệm với 60 người trưởng thành, mỗi ngày ăn khoảng 1/4 thìa cà phê bột quế trong 40 ngày, lượng cholesterol LDL (có hại) của họ đã giảm xuống phần nào so với khi chưa ăn.
Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng, với lượng quế tương tự, ăn hàng ngày trong tối đa 18 tuần, có thể làm giảm LDL và cholesterol toàn phần đồng thời tăng cholesterol HDL (có lợi). Nhưng còn quá sớm để khuyên dùng quế như một phương pháp điều trị cholesterol cao.
Phòng ngừa vi khuẩn
Quế có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho con người như salmonella, E. coli và tụ cầu khuẩn. Và có thể được sử dụng làm chất bảo quản tự nhiên trong thực phẩm và mỹ phẩm.
Tác dụng phụ của quế đối với sức khỏe
Mặc dù quế là thảo mộc tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên vượt quá liều lượng cho phép. Vì quế cũng có những tác dụng phụ như:
- Gặp vấn đề khi mang thai.
- Làm tăng nguy cơ DNA bị tổn thương.
- Tổn thương, hại men gan.
- Miệng bị loét và có cảm giác kèm theo là ngứa hoặc rát.
- Ngứa họng hoặc dị ứng với người dễ bị mẫn cảm.
- Tăng thân nhiệt đột ngột do đặc tính ấm nóng của quế.
Vì vậy, cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng liều lượng thích hợp, bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân.