Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Catalonia (Tây Ban Nha) và các tổ chức nghiên cứu khác ở Barcelona (Tây Ban Nha) nhằm tìm hiểu xem liệu quinoa có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, để giảm sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2 hay thậm chí đảo ngược nó hay không.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm tác dụng của quinoa kéo dài 8 tuần ở 9 người tiền tiểu đường trên 65 tuổi. Trong 4 tuần đầu tiên, những người tham gia áp dụng chế độ ăn thông thường, bao gồm carbohydrate có trong ngũ cốc và rau quả nói chung. Trong 4 tuần sau, những người tham gia tiêu thụ quinoa và các sản phẩm 100% quinoa thay vì carbohydrate như 4 tuần đầu tiên.
Kết quả cho thấy sau 4 tuần áp dụng chế độ ăn kiêng quinoa, những người tham gia đã giảm trung bình 1,6 kg cân nặng, giảm chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) xuống 0,6 và giảm chu vi vòng eo xuống 1,5 cm.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, ở người già và nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ăn một chế độ ăn giàu quinoa có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thấp hơn. Đây có thể là một cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.Các nhà nghiên cứu tin rằng, quinoa chứa các axit amin thiết yếu, axit béo không bão hòa, vitamin, khoáng chất, hàm lượng protein cao và chất xơ. Đây là lí do khiến nó trở thành thực phẩm có thể làm giảm lượng đường trong máu.