Loạt mục tiêu ở Iran nằm trong tầm ngắm của Israel

06/10/2024 05:30

Sau cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn của Iran vào Israel hôm 1/10, có nhiều suy đoán rằng Tel Aviv có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran như đã đe dọa từ lâu.

các cơ sở hạt nhân Iran - bbc
Các cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: BBC

Theo Times of Israel, chương trình hạt nhân của Iran trải rộng ở nhiều địa điểm. Mặc dù mối đe dọa từ các cuộc không kích của Israel đã tồn tại nhiều thập niên song chỉ một số cơ sở hạt nhân được xây dựng dưới lòng đất.

Mỹ và cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho rằng Iran có một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật mà nước này đã tạm dừng vào năm 2003. Tuy nhiên, Iran đã phủ nhận rằng chương trình này có tồn tại.

Iran đã đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế theo thỏa thuận năm 2015 với các cường quốc thế giới. Hiệp ước đã tan vỡ sau khi Mỹ rút vào năm 2018 và Iran bắt đầu từ bỏ các hạn chế vào năm sau.

Kể từ đó, Iran đã mở rộng chương trình làm giàu uranium, rút ngắn cái gọi là thời gian đột phá cần thiết để sản xuất đủ uranium cho chế tạo một quả bom hạt nhân trong vòng vài tuần, từ ít nhất 1 năm theo thỏa thuận 2015.

Dưới đây là một số cơ sở hạt nhân chính của Iran:

Natanz

Natanz - trung tâm của chương trình làm giàu uranium của Iran, là khu phức hợp nằm tại một đồng bằng giáp núi, bên ngoài thành phố Qom, phía nam thủ đô Tehran. Trong số các cơ sở đặt tại Natanz có hai nhà máy làm giàu uranium: Nhà máy làm giàu nhiên liệu ngầm (FEP) và nhà máy làm giàu nhiên liệu thí điểm (PFEP) trên mặt đất.

Năm 2002, một nhóm người Iran lưu vong tiết lộ, Tehran đã bí mật xây dựng Natanz, gây ra bế tắc ngoại giao giữa phương Tây và Iran về ý định hạt nhân của nước này.

FEP được xây dựng để làm giàu uranium ở quy mô thương mại, nó có thể chứa 50.000 máy ly tâm. Khoảng 14.000 máy ly tâm đang được lắp đặt, trong đó khoảng 11.000 máy đang hoạt động, tinh chế uranium đến độ tinh khiết lên tới 5%.

Các nhà ngoại giao nắm được thông tin về Natanz mô tả FEP nằm sâu khoảng ba tầng dưới lòng đất và đã có những cuộc tranh luận về mức độ thiệt hại mà các cuộc không kích của Israel có thể gây ra cho nhà máy này. Tháng 4/2021, Iran cho biết, một vụ nổ và mất điện đã xảy ra tại FEP và nước này cho rằng đó là một vụ tấn công của Israel.

Nhà máy làm giàu nhiên liệu thí điểm (PFEP) của Iran nằm trên mặt đất, nhưng chỉ chứa vài trăm máy ly tâm. Iran đang làm giàu uranium tới 60% độ tinh khiết tại đây.

Iran khẳng định ctrinh hạt nhân là hoàn toàn hòa bình - epa
Iran khẳng định chương trình hạt nhân của nước này hoàn toàn là hòa bình. Ảnh: EPA

Fordo

Nằm ở phía đối diện của Qom, Fordo là cơ sở làm giàu uranium ẩn sâu trong một ngọn nút và do đó nó được bảo vệ khỏi các vụ oanh tạc tốt hơn FEP. Hiện, Iran đặt khoảng 1.000 máy ly tâm tại cơ sở này, một phần trong số đó là máy IR-6 tiên tiến có thể làm giàu uranium tới 60%. Gần đây, Iran đã tăng gấp 2 số lượng máy ly tâm được lắp đặt tại Fordo và tất cả các máy đều là IR-6.

Năm 2009, Mỹ, Anh và Pháp tuyên bố Iran bí mật xây dựng cơ sở Fordo trong nhiều năm mà không thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA). Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama nói: "Quy mô và cơ cấu của cơ sở này không phù hợp với một chương trình hòa bình".

Isfahan

Iran đặt một trung tâm công nghệ hạt nhân lớn ở ngoại ô Isfahan, thành phố lớn thứ hai của nước này. Trung tâm này bao gồm Nhà máy chế tạo tấm nhiên liệu (FPFP) và cơ sở chuyển đổi uranium (UCF) có thể xử lý uranium thành uranium hexafluoride.

Tại Isfahan, Iran đặt các thiết bị sản xuất uranium - quy trình đặc biệt nhạy cảm với việc phổ biến vũ khí hạt nhân, vì nó có thể dùng để chế tạo lõi của một quả bom hạt nhân.

Khondab

Iran có một lò phản ứng nghiên cứu nước nặng được xây dựng một phần gọi là Arak, hiện đổi tên thành Khondab. Các lò phản ứng nước nặng gây ra rủi ro về phổ biến hạt nhân vì nó có thể dễ dàng sản xuất plutonium, giống như uranium được làm giàu, vốn là vật liệu chế tạo lõi của một quả bom nguyên tử.

Theo thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và các cường quốc, việc xây dựng Khondab đã bị dừng lại, lõi của lò phản ứng đã bị dỡ bỏ và bị đổ đầy bê tông để không thể tiếp tục sử dụng. Lò phản ứng được thiết kế lại "để giảm thiểu và không sản xuất plutonium tới mức đủ để chế tạo vũ khí trong quá trình hoạt động bình thường".

Iran đã thông báo cho IAEA kế hoạch đưa lò phản ứng vào hoạt động vào năm 2026.

Bushehr

Nhà máy điện hạt nhân duy nhất đang hoạt động của Iran, sử dụng nhiên liệu của Nga và Nga sau đó sẽ thu hồi khi đã dùng xong, giúp giảm rủi ro phổ biến.

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/loat-muc-tieu-o-iran-nam-trong-tam-ngam-cua-israel-2328713.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/loat-muc-tieu-o-iran-nam-trong-tam-ngam-cua-israel-2328713.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Bà Trương Mỹ Lan: Chỉ cần bán 10% tài sản đã thu được 500.000 tỷ đồng
    Tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng công ty định giá tài sản trong vụ án đã định giá chưa chính xác. Chỉ cần 10% tài sản là bất động sản đã thu được 500 ngàn tỷ đồng.
  • Nói dối vì...yêu
    Nhiều người luôn khăng khăng đòi sự thật và cho rằng sự trung thực, thật thà là giá trị làm nên sự bền vững của hôn nhân. Nhưng trải nghiệm cuộc đời nhiều hơn mới thấy, đôi khi nói dối cũng là một biểu hiện của yêu thương một người.
  • Bầu cử ở Mỹ được đảm bảo an ninh ra sao?
    Việc đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ quan trọng chẳng kém lựa chọn trong các lá phiếu của cử tri. Với ứng viên Donald Trump và Kamala Harris, việc đảm bảo an toàn được thực hiện ra sao?
  • Nhiều nghệ sĩ quyền lực bỏ phiếu cho bà Harris làm tổng thống Mỹ
    Buổi vận động tranh cử của bà Kamala Harris tối 4/11 gây chú ý vì sự xuất hiện của dàn nghệ sĩ quyền lực như ca sĩ Lady Gaga, ông hoàng nhạc Latin Ricky Martin, ca sĩ will.i.am...
  • Quên hết nỗi sầu ở Suôi Thầu
    Có một miền xinh đẹp hoang sơ ở Hà Giang mang tên Suôi Thầu. Nơi đây không có nhà cao tầng, khói bụi, tiếng còi xe... khiến ta như tạm quên hết những bộn bề của cuộc sống...
Đừng bỏ lỡ
Loạt mục tiêu ở Iran nằm trong tầm ngắm của Israel
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO