Loạt đại gia xăng dầu vẫn 'quên' báo cáo về Quỹ bình ổn giá

05/04/2024 20:00

Bộ Công Thương vừa có văn bản nhắc nhở 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nghiêm túc gửi báo cáo kiểm toán chuyên đề Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Lý do là đến nay Bộ Công Thương vẫn chưa nhận được báo cáo kiểm toán độc lập chuyên đề về quỹ bình ổn giá của kỳ báo cáo ngày 15/2/2024 được tổng hợp từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2023 của 11 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp bị điểm tên gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức; Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu; Tổng công ty Thương mại Sài Gòn; Công ty TNHH xăng dầu Hồng Đức; Công ty cổ phần Tập đoàn Dương Đông; Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P; Công ty cổ phần xăng dầu Tân Nhật Minh; Công ty TNHH Trung Linh Phát; Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh; Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu; Công ty cổ phần Appollo Oil.

thien minh duc 1 4 1106.jpg
Công ty Thiên Minh Đức lại bị điểm tên về chậm báo cáo Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Trong văn bản gửi đến các thương nhân, Bộ Công Thương nêu rõ, trường hợp báo cáo chậm hoặc không gửi báo cáo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành quy định liên quan về Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG); Cũng như việc tuân thủ triển khai Kết luận số 1061/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

Cùng với đó, các thương nhân đầu mối xăng dầu cũng được đề nghị phải nghiêm túc báo cáo và thực hiện trích lập, chi sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn xăng dầu.

Bộ Công Thương cho hay sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác xem xét, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm về trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định.

Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ về quản lý xăng dầu công bố ngày 4/1/2024  đã chỉ ra việc áp dụng biện pháp lập Quỹ bình ổn giá thường xuyên, liên tục, chưa theo Luật Giá; cơ quan quản lý Quỹ BOG còn đùn đẩy trách nhiệm; thiếu quy định, quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương) trong việc quản lý Quỹ BOG, kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định pháp luật đối với Quỹ BOG, việc quản lý Quỹ BOG chưa đảm bảo chặt chẽ.

Bộ Công Thương chưa xử lý kịp thời vi phạm về Quỹ BOG của các thương nhân đầu mối khi Bộ Tài chính đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính... Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa ban hành văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại quản lý Quỹ BOG phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngân hàng.

Điều này dẫn đến, có 7/15 đầu mối xăng dầu đã sử dụng Quỹ BOG sai mục đích bình ổn giá, không kết chuyển về tài khoản quỹ BOG mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại Quỹ BOG với số tiền là 7.927 tỷ đồng.

Từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2021, khi kết thúc năm tài chính, các đầu mối xăng dầu, các ngân hàng thương mại nơi các thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ BOG không gửi sao kê về Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo quy định... Điều này dẫn đến cơ quan quản lý nhà nước không nắm rõ về số dư đầu kỳ, số trích lập, số sử dụng, phần lãi phát sinh, số dư Quỹ BOG.

Theo Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương chưa kịp thời xem xét, xử lý đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo thẩm quyền đối với các DN đã bị Bộ Tài chính xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần. Điều đó khiến Quỹ BOG liên tục bị các thương nhân đầu mối chiếm dụng và sử dụng sai mục đích bình ổn giá xăng dầu.

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/loat-dai-gia-xang-dau-van-quen-bao-cao-ve-quy-binh-on-gia-2267604.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/loat-dai-gia-xang-dau-van-quen-bao-cao-ve-quy-binh-on-gia-2267604.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Độc lạ món cá sống ủ chua thành đặc sản
    Trước đây, cá sống được người dân ở Vĩnh Phúc sơ chế sạch và đem ủ với thính để muối chua nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Lâu dần, món ăn này trở thành đặc sản có vị lạ miệng, hút khách thập phương.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
Đừng bỏ lỡ
Loạt đại gia xăng dầu vẫn 'quên' báo cáo về Quỹ bình ổn giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO