Loạt chính sách trợ cấp xe điện hấp dẫn của các quốc gia trên thế giới

15/12/2023 15:18

Trợ cấp dành cho người mua và các công ty sản xuất xe điện là cú hích lớn thúc đẩy điện khí hoá phương tiện giao thông. Hiện nay, hàng loạt các quốc gia trên thế giới đang áp dụng những chính sách của riêng mình về vấn đề này.

Dưới đây là các quốc gia có chính sách trợ cấp hấp dẫn cho người mua xe điện.

Trung Quốc 

230913101934 europe china electric car subsidies.jpg
Chính sách trợ cấp người mua xe điện từ giai đoạn 2012 - 2022 của chính phủ Trung Quốc đã giúp ngành xe điện nước này bùng nổ. Ảnh: BYD.

Trong giai đoạn 2012 – 2022, Bộ Công Thương Trung Quốc ban hành chính sách ưu đãi mỗi người dân mua xe điện đều được nhận khoản tiền hoàn trả lên tới 8.300 USD do chính phủ trợ cấp. Không những vậy, kể từ năm 2014, chính phủ cũng trợ thuế 10% giá trị xe điện đối với những người mua xe điện dưới 41.000 USD cho tới tận năm 2025 và sẽ tiếp tục giữ mức trợ thuế 5% vào 2 năm sau đó. Đây được xem là một chính sách cực kỳ mạnh mẽ và đi trước thế giới, giúp cho thị trường xe điện tại Trung Quốc phát triển bùng nổ. Hiện, Trung Quốc đã vượt qua Đức, Nhật để trở thành nước xuất khẩu xe điện lớn nhất thế giới. Thương hiệu xe điện BYD của Trung Quốc đã bám sát Tesla của Mỹ vẫn đang giữ ngôi vương thế giới.

Năm 2023, chính phủ Trung Quốc đã ngừng trợ cấp tiền mặt đối với người mua xe điện, tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn áp dụng các chính sách trợ cấp của riêng mình với những khoản hoàn tiền lên tới 1.300 USD.

Mỹ 

Chính sách trợ cấp xe điện của Mỹ hiện đang thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của công luận quốc tế. Tháng 8/2022, chính quyền Washington chính thức thông qua đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và đi vào hiệu lực kể từ ngày 1/1/2023. Đây là chính sách mang tính bước ngoặt, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành xe điện tại Mỹ.

wwcoty.jpg
Chính sách trợ cấp xe điện tại Mỹ là chính sách thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Ảnh: Ford.

Theo đó, người mua các loại xe điện sẽ được trợ cấp tối đa lên tới 7.500 USD. Mức hỗ trợ 3.750 USD áp dụng đối với các xe có nguyên liệu pin xuất xứ Bắc Mỹ.

Chương trình này cũng khống chế nhiều điều kiện khác kèm theo như chỉ áp dụng cho các mẫu xe giá dưới 55.000 USD với xe du lịch thông thường và dưới 80.000 USD với SUV, xe bán tải, cùng với các tiêu chí về chấp hành nộp thuế của nhà sản xuất. Không những vậy, các loại xe điện này đã qua sử dụng khi tới tay chủ nhân mới vẫn tiếp tục được trợ thuế lên tới 3.000 USD.

Kể từ năm 2024, Mỹ chính thức cho phép người mua xe điện được phép quy đổi khoản tín dụng thuế trực tiếp thành tiền mặt tại các đại lý. Cũng từ năm tới, các điều kiện về trợ cấp xe điện sẽ bị siết chặt hơn. Năm 2024, các mẫu xe điện có bộ phận pin được sản xuất hoặc lắp ráp tại các nước thuộc nhóm FEOC (Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran) sẽ chỉ nhận được khoản tín dụng 3.750 USD. Từ năm 2025, tất cả các mẫu xe điện vẫn sử dụng các loại linh kiện có nguồn gốc từ FEOC đều sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chương trình ưu đãi tín dụng thuế.

Pháp

Kể từ ngày 1/1/2023, người mua xe điện tại Pháp với mức giá không vượt quá 47.000 Euro (tương đương khoảng 1,2 tỷ đồng) sẽ được chính phủ trợ giá tới 5.000 Euro (tương đương khoảng 131 triệu đồng) và tối đa tới 7.000 Euro (tương đương khoảng 183 triệu đồng) đối với những trường hợp đặc biệt. Đây là khoản hỗ trợ thuộc chương trình “Khuyến mãi xanh” được chính phủ Pháp áp dụng nhằm thúc đẩy thị trường xe điện.

1x 1 1.jpg
Chính phủ Pháp áp dụng chính sách trợ cấp "Khuyến mãi xanh" rộng rãi với người tiêu dùng trong nước. Ảnh: Renault. 

Sang tới năm 2024, một số thông tin cho thấy, Pháp đang rục rịch có các biện pháp siết chặt quy định của “Khuyến mãi xanh” nhằm hạn chế các loại xe điện giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và khuyến khích phát triển ngành xe điện quốc gia. Theo đó, lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất, lắp ráp và xuất xưởng một chiếc ô tô sẽ được quy đổi thành điểm số. Những chiếc xe không đạt điểm tối thiểu sẽ không đủ điều kiện nhận trợ cấp trên. Theo tiêu chí này, các loại xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào Pháp sẽ không được tài trợ.

Thái Lan

Kể từ ngày 1/11 vừa qua, Ủy ban chính sách xe điện Thái Lan đã thống nhất thông qua Gói biện pháp thúc đẩy thị trường xe điện 3.5 giai đoạn từ năm 2024 – 2027 nhằm khuyến khích người dân hình thành thói quen mua xe điện.

Khoản ưu đãi cực kỳ hấp dẫn sẽ gồm các mức: Trợ cấp 50.000 đến 100.000 baht (tương đương khoảng 34,5 đến 70 triệu đồng) đối với người mua ô tô thuần điện có giá bán dưới 2 triệu baht (tương đương 1,3 tỷ đồng) và sử dụng bộ pin công suất tối thiểu 50kWh; Trợ cấp từ 5.000 đến 10.000 baht (tương đương khoảng 3,5 đến 7 triệu đồng) đối với người mua xe máy điện có giá bán dưới 150.000 baht (tương đương khoảng 100 triệu đồng) và sử dụng bộ pin có công suất tối thiểu 3kWh.

3194396aaaa.jpg
Mẫu xe điện MG ZS của Trung Quốc sản xuất tại Thái Lan. Ảnh: MG.

Những chính sách khuyến mãi và trợ cấp này thực sự đã giúp cho tỷ lệ người dân mua phương tiện xanh tại Thái Lan tăng nhanh, kéo theo đó là sự phát triển của ngành xe điện nội địa.

Indonesia 

Mục tiêu phát triển thị trường xe điện, hình thành thói quen mua xe điện của người dân là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ Tài nguyên và Năng lượng Indonesia.

Kể từ tháng 3/2023, Indonesia cho triển khai chương trình trợ cấp tài chính dành cho 50.000 ô tô điện và 200.000 xe máy điện đầu tiên được mua vào năm nay. Theo đó, người mua sẽ được chính phủ trợ giá 5.200 USD đối với ô tô thuần điện, 2.600 USD đối với ô tô (hybrid xăng lai điện) và 450 USD đối với xe máy điện.

Mục tiêu của Chính phủ Jakarta cho tới năm 2030 là nâng tổng doanh số xe điện lên gấp 3 lần so với hiện nay.

Ấn Độ

Ấn Độ là một thị trường ô tô phát triển và có sức tiêu thụ lớn tại khu vực châu Á. Năm 2015, Chính phủ Ấn Độ cho triển khai chương trình “Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ xe điện và xe hybrid” hay còn gọi là chương trình FAME với mục tiêu là cung cấp các khoản ưu đãi tài chính dành cho người mua xe điện 2 bánh, 3 bánh và 4 bánh.

tiago ev charging 1.jpeg
Tata Tiagon EV - Mẫu xe điện quốc dân do Ấn Độ tự sản xuất trong nước. Ảnh: Tata.

Năm 2020, Ấn Độ tiếp tục phê duyệt chương trình FAME II giai đoạn 2020 – 2023 với trọng tâm chính là tài trợ khoản trợ cấp tối đa tới 30.000 Rupee (tương đương 8,7 triệu đồng) cho người mua xe máy điện và tối đa 1,5 lakh (tương đương khoảng 43,5 triệu đồng) cho người mua ô tô điện toàn phần hoặc xe hybrid tùy theo dung tích pin.

Các chuyên gia hi vọng, thông qua chính sách FAME I và FAME II, Ấn Độ có thể gia tăng tới trên 1,5 triệu phương tiện mới sử dụng năng lượng tái tạo và nâng cao khả năng bảo vệ môi trường.

Hùng Dũng (Tổng hợp) 

Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/loat-chinh-sach-tro-cap-xe-dien-hap-dan-cua-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-2226745.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/loat-chinh-sach-tro-cap-xe-dien-hap-dan-cua-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-2226745.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Độc lạ món cá sống ủ chua thành đặc sản
    Trước đây, cá sống được người dân ở Vĩnh Phúc sơ chế sạch và đem ủ với thính để muối chua nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Lâu dần, món ăn này trở thành đặc sản có vị lạ miệng, hút khách thập phương.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
Đừng bỏ lỡ
Loạt chính sách trợ cấp xe điện hấp dẫn của các quốc gia trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO