Thậm chí, loại rau này còn được ví như nhân sâm tự nhiên, nhưng vì không biết tác dụng, hoặc vì có quá nhiều loại rau khác để lựa chọn mà nhiều nơi nhổ bỏ loại "nhân sâm" này vứt đi mà không sử dụng.
Rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng nông thôn nhiều người nhổ bỏ rau má vứt đi. (Ảnh minh họa)
Loại rau này thuộc loại cây thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất, rễ mọc ra từ các mấu của thân, lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cuống hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm nhiều cánh ( từ 1-5 cánh), hoa nhỏ không có cuống màu trắng hoặc phớt đỏ.
Thông thường, người dân thu hái rau má về sử dụng theo hình thức nấu ăn, xay lấy nước uống. Bộ phận dùng của cây rau má là toàn cây, củ, lá và rễ thường được thu hái vào mùa hè thu, loại bỏ tạp chất, rửa sạch.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của rau má
Các nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng trong 100 gam rau má (khi đã chiết xuất thành dịch nước) có: 88.20 g nước, 3.20 g chất đạm protein, 1.80 g chất carbohydrate (mono, disaccharide), 4.5 g cellulose, 3.70 mg vitamin C, 0.15 mg vitamin B1, 2.29 mg Calcium, 2.00 mg Phospho, 3.10 mg Sắt, 1.30 mg β carotene …
Còn trong đông y, rau má có vị đắng, hơi cay, tính hàn. Rau má có công dụng: Trị cảm mạo phong nhiệt, viêm đường hô hấp trên, viêm gan, lỵ, cảm cúm, ăn phải thức ăn có độc, rắn cắn, trúng độc nấm, trúng độc thuốc đông dược, ngộ độc sắn hoặc các loại thức ăn…
Dù ăn sống hay nấu chín, thậm chí làm sinh tố cũng rất tốt cho sức khỏe.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, rau má chứa lượng lớn chất xơ giúp làm giảm cholesterol xấu có trong máu, giúp ngăn ngừa mắc các bệnh lý về tim mạch.
Đồng thời, hoạt chất Bracoside A chiết xuất từ rau má có tác dụng kích thích bài tiết nitric oxide (NO) của mô. Từ đó giúp làm giãn nở vi động mạch, hỗ trợ máu lưu thông qua mô tốt hơn, giảm nhanh cơn đau tim. Song song quá trình đó, chất độc tích tụ trong cơ thể được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Các nghiên cứu về dược lý học hiện đại cho thấy thành phần của rau má bao gồm những chất: beta caroten, sterols, saponins, lkaloids, flavonols, saccharids, canxi, sắt, magie, mangan, photpho…, các loại vitamin B1, B2, B3, C và một số hoạt chất khác. Rau má được chứng minh là loài rau có tác dụng chống oxy hoá, an thần, kháng khuẩn.
Bình thường, nên dùng 30 đến 40 gram tươi vò nát vắt lấy nước uống hoặc sắc nước uống.
Không chỉ làm được các món ăn ngon, rau má còn là vị thuốc rất tốt cho cơ thể.
Một số bài thuốc từ rau má có thể tham khảo:
Các bài thuốc dân gian từ rau má như:
- Chữa đau bụng, đi lỵ: Lấy cả cây rau má, rửa sạch thêm muối nhai sống. Ngày ăn khoảng 30-40 gram hoặc có thể luộc rau má ăn như rau thông thường.
- Chữa viêm amidan: Rau má tươi giã nát vắt lấy nước, thêm dấm ngậm nuốt từ từ. Hoặc rau má tươi 50g, sữa người 10ml, sau đó lấy rau má tươi rửa sạch giã nát vắt lấy nước, thêm sữa người trộn đều ngậm nuốt.
- Chữa tưa lưỡi trẻ em: Rau má tươi 30g, chi tử ( quả dành dành) 1 quả. Sắc lấy nước bỏ bã, dùng bông sát trùng tẩm thuốc, chấm rửa lưỡi và khoang miệng.
- Chữa sỏi đường tiết niệu: Rau má tươi 240g nấu nước uống như nước trà hàng ngày.
- Đau bụng đi ỉa lỏng. lỵ: Rau má tươi 50-100g rửa sạch thêm một ít muối ăn, giã nát vắt lấy nước uống. Rau má tươi 50g rửa sạch giã nát trộn với nước vo gạo vắt lấy nước uống.
- Ngộ độc thức ăn: Rau má 250g, rễ rau muống 250g rửa sạch giã nát vắt lấy nước pha với một chút nước ấm uống.
- Ngộ độc nấm độc: Rau má 120g, đường phèn 5g. Rau má sắc lấy nước bỏ bã, cho đường khuấy đều uống.
- Thổ huyết, đái ra máu: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 15g , trắc bá diệp 15g sắc lấy nước uống.
- Phụ nữ hành kinh đau bụng, đau lưng: Rau má lấy cả cây thu hái vào lúc có hoa hoặc quả đem rửa sạch phơi khô, tán bột mỗi ngày uống 1 lần 30g vào buổi sáng.