Trước đây, điều kiện ở nông thôn Trung Quốc không được tốt, phụ nữ sau khi sinh con thường yếu ớt, họ sẽ vào rừng tìm nấm đỏ, nó có tác dụng dưỡng khí huyết hiệu quả.
Đi hái nấm đỏ cũng cần có lòng dũng cảm, bởi nó mọc trong rừng rậm, nơi ẩm thấp thiếu ánh sáng, người ta phải tìm kiếm thật kỹ mới thấy. Vì thế, người dân thường hay nói “thấy nó như thấy vàng”.
Loại nấm này là loại nấm hoang dã, mọc tự nhiên, được ví như “báu vật trên núi” ở Trung Quốc. Vì số lượng ít và rất khó tìm nên giá thành của loại nấm này rất đắt.
Nấm đỏ hoang dã rất giàu vitamin B, D, E, cũng như các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, selen và mangan. Tiêu thụ nấm đỏ có tác dụng bổ phế, chống ung thư, dưỡng huyết, tiêu phù, bổ thận ích khí, giảm đau thắt lưng.
Nếu hầm trứng với nấm đỏ có tác dụng ngăn chặn các tổn thương ở phổi, tốt cho dạ dày, phòng ngừa cảm lạnh, khó tiêu, xơ gan, còi xương… Ăn thường xuyên có thể bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ.
Các món ăn được nấu với nấm đỏ như canh sườn heo, canh ngao, súp gà, vịt om, súp đậu phụ, trứng hầm… có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao. Nấm đỏ được mệnh danh là “vua của các loại nấm”, là sản phẩm dinh dưỡng tự nhiên. Hương vị của nó rất thơm và sảng khoái.
Loại nấm này không thể trồng nhân tạo nên rất quý. Thân cũng nó khác với các loại nấm khác, không những không giòn mà còn cứng và dai. Khi hái, dùng xiên tre cắt nấm hoặc dụng cụ khác cắm lớp dưới cùng để cạy ra. Nấm đỏ thường sống thành từng đám, có rắn và côn trùng sống cùng.
Người ta dễ nhầm lẫn nấm đỏ với một số loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ. Vì thế, kinh nghiệm của người dân ở nông thôn là cho nấm đỏ vào cùng với cơm, nếu thấy hạt cơm chuyển sang màu xanh có nghĩa là nấm độc, không nên ăn.
Nấm đỏ có mũ dày, thân dày, còn nấm độc thì mũ mỏng, thân cũng nhỏ hơn, có các đốm trắng hoặc vàng trên mũ.
Do môi trường sinh trưởng của nấm đỏ rất khắc nghiệt, khó nuôi trồng và trồng nhân tạo nên số lượng nấm đỏ trong rừng ngày càng ít, giá ngày càng đắt, khoảng 2.000 tệ/0.5kg (6,7 triệu đồng).
Theo Nông thôn Việt