Thành phần dinh dưỡng của hạt sen
Trong 100g hạt sen khô có chứa 332kcal (hạt tươi chứa 89 kcal); 64,47g carbohydrat; 15,41g chất đạm; 1,97g chất béo; không cholesterol; 104µg folate; 1,6mg niacin; 0,851mg acid pantothenic...
Hạt sen còn chứa các hợp chất có đặc tính chống oxy hóa như flavonoid, glycoside, hợp chất phenolic và alkaloid. Theo Đông y, hạt sen vị ngọt chát, tính bình, quy vào kinh thận, tỳ và tâm, giúp chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, cơ thể yếu, mất ngủ, ăn kém…
Tác dụng của hạt sen đối với sức khỏe:
Điều trị chứng đau đầu, mất ngủ
Trong hạt sen có chứa tâm sen (hay còn gọi là tim sen), là những lá mầm xanh có vị đắng chát nhưng lại góp phần rất lớn trong việc chữa trị chứng đau đầu, mất ngủ.
Các chất gluxit hay nhóm vitamin B, C và chất kiềm có trong tâm sen giúp an thần, dễ ngủ, đồng thời cải thiện chứng đau nửa đầu.
Chống viêm hiệu quả
Trong hạt sen rất giàu hàm lượng kaempferol, chất flavonoid tự nhiên, rất hữu ích trong việc kháng khuẩn, chống viêm mạnh.
Các nhà khoa học đã chứng minh, những chất này có đặc tính chống viêm, làm lành vết thương, vết mổ nhanh, có thể điều trị đau miệng và viêm loét hiệu quả.
Chính vì thế, người ta thường sử dụng hạt sen để làm giảm tình trạng sưng đỏ và đau nhức do các bệnh viêm khớp mãn tính gây ra hoặc bồi bổ cho phụ nữ sau sinh để vết mổ, vết rạch tầng sinh môn mau lành.
Chống lão hóa da
Enzyme L-isoaspartyl methyltransferase có trong hạt sen có khả năng phục hồi các protein bị hư tổn, giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa, duy trì làn da khỏe mạnh.
Giảm căng thẳng thần kinh
Ngoài những lợi ích trên, hạt sen còn có tác dụng rất tốt trong việc giải tỏa căng thẳng thần kinh, nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào như: quercetin, kaempferol, vitamin C, E,... Các chất chống oxy hóa này sẽ giúp tiêu trừ gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tâm trạng.
Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa
Hạt sen chứa hàm lượng chất xơ rất cao, do đó có thể giúp hỗ trợ và cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng tiêu chảy, khó tiêu và ăn không ngon.
Ăn nhiều hạt sen cũng sẽ giúp bạn có cảm giác thèm ăn nhanh chóng, tạo cảm giác ngon miệng hơn trong mỗi bữa ăn.
Giảm huyết áp, cải thiện tim mạch
Thành phần chất đắng Alkaloids isoquinoline có trong tâm sen có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, giúp làm giãn mạch máu và điều chỉnh huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, hàm lượng natri cao có trong hạt sen cũng giúp cho bạn có một trái tim khỏe mạnh.
Cải thiện sức khỏe tình dục
Hạt sen chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học thực vật, làm tăng đáng kể ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. Chúng thúc đẩy lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản, cung cấp cho các mô này các chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu, đồng thời tăng cường sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản.
Có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn cương dương ở nam giới và ham muốn tình dục kém ở phụ nữ bằng cách thêm một ít hạt sen rang vào chế độ ăn uống bình thường.
Tốt cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Hạt sen là nguồn cung cấp canxi và folate tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp an thai, ngừa sảy thai quen dạ, ngừa tiêu chảy, tăng cường khả năng miễn dịch của mẹ bầu.
Vitamin B6 hoặc pyridoxine trong hạt sen được nghiên cứu giúp giảm buồn nôn hiệu quả ở thai phụ.
Chống oxy hóa, chống ung thư, tăng cường miễn dịch
Hạt sen tươi có 31,24 mg/kg vitamin C, là chất chống oxy hóa. Cùng với các hợp chất thực vật có hoạt tính chống oxy hóa khác, ăn hạt sen giúp tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại các tác nhân truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do oxy có hại ra khỏi cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, ung thư...
Nghiên cứu cho thấy hợp chất nepherine trong hạt sen có thể khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi.
Chống viêm, giảm đau
Các nghiên cứu cho thấy hạt sen có chứa kaempferol là flavonoid tự nhiên, có thể ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp khắc phục các mô bị lão hóa, phòng tránh viêm da, hạn chế bệnh về da.
Chất chống oxy hóa cũng có thể làm giảm viêm, có lợi cho các tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, vẩy nến và bệnh viêm ruột.
Tác dụng chống viêm được tìm thấy trong hạt sen giúp làm dịu những cơn đau trong khoang miệng, hỗ trợ giảm đau do nhiệt miệng, vết loét miệng.
Flavonoid trong hạt sen có thể giúp giảm đau.
Những lưu ý khi sử dụng hạt sen
- Liều lượng hạt sen tuỳ thuộc vào vấn đề sức khoẻ, tuổi tác của từng người.
- Trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt sen do hệ tiêu hoá còn yếu. Trẻ cũng có nguy cơ bị dị ứng gây khó thở, ngứa, nôn, tiêu chảy khi ăn hạt sen.
- Không nên trộn lẫn hạt sen vào cháo dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn.
- Hạt sen có đặc tính chống tiêu chảy nên dùng nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
- Người bị bệnh gout hoặc từng bị sỏi thận, nên ăn hạt sen vừa phải và uống đủ nước.
- Người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen phải bỏ tâm sen hoặc dùng với lượng vừa phải, nên sao tâm sen đến ngả vàng trước khi dùng.
- Người bệnh tiểu đường, huyết áp đang dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa hạt sen vào chế độ ăn.
Theo Người Đưa Tin