Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sciene, cho biết cách thức lặn mới này giúp chúng ngăn chặn dòng nước lạnh xâm nhập vào cơ quan nội tạng, một chiến lược sinh tồn chưa từng được phát hiện trước đây.
Việc bơi trong nước có nhiệt độ phù hợp là một vấn đề sinh tử đối với những loài vật này vì quá trình trao đổi chất, bộ não, thị giác và cơ bắp bắt đầu biến đổi xấu đi và khiến chúng chết ngạt nếu ở một môi trường quá lạnh.
Chính vì những điều kiện để sinh tồn trên, các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên làm thế nào mà những con vật này có thể xoay sở để đi đến mực nước có nhiệt độ xuống khoảng 4 độ C.
Họ trang bị cho cá mập đầu búa trưởng thành thiết bị theo dõi ghi lại độ sâu và nhiệt độ nước xung quanh, tốc độ hoạt động cũng như hướng đi của chúng. Từ đó, mang đến kết quả kết luận, lũ cá mập đang nín thở.
"Đối với bất kỳ động vật nào sử dụng mang để hô hấp dưới nước, mang giống như bộ tản nhiệt khổng lồ gắn trên đầu bạn. Vì vậy, giải pháp để giữ ấm giữa vùng nước lạnh giá là đóng chặt mang. Toàn bộ thời gian đó kéo dài trung bình 17 phút.", theo Mark Royer, nhà sinh lý học cá mập.
Đặc điểm tiến hóa nổi bật này có thể mang đến nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh nguồn thức ăn ở các khu vực sâu hơn. Tuy nhiên, cũng là một nhược điểm chí mạng khi chúng mất một khoảng thời gian khá lâu để có thể hồi phục sức lực.
Cá mập đầu bùa dùng ít nhất từ 45 đến 50 phút để lấy lại hơi thở bình thường. Lúc này, chúng sẽ bơi lên gần bề mặt nước để tối ưu hóa lượng oxy vào cơ thể và dễ dàng sa vào lưới săn. Mọi nỗ lực thoát khỏi bẫy sẽ gây ra những nội thương nặng nề và dẫn đến mất mạng.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm thay đổi quá trình oxy hóa đại dương cũng sẽ góp phần ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
"Ví dụ cụ thể ở vùng nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương, có những vùng chết ngày càng mở rộng, nơi nồng độ oxy trong đại dương đang giảm dần. Nếu những con cá mập này cố gắng săn mồi trong vùng nước đó, khi chúng trồi lên để thở thì sẽ vô cùng khó khăn.", ông Royer chia sẻ.
Trước đó, cá voi mõm khoằm Cuvier từng được mệnh danh là loài động vật có vú lặn sâu nhất trên hành tinh, với những lần lặn xuống đến 9.816ft (2.992 mét) và chịu đựng được trong vòng 138 phút.
Tương tự như cá voi, những con cá mập này có thể dự trữ oxy trong cơ bắp của chúng, trong khi máu của chúng không đủ oxy. Hoặc có lẽ quá trình trao đổi chất của chúng thích nghi tốt hơn để thực hiện bài tập nén khí trong thời gian dài, chẳng hạn bằng cách tăng cường các enzym bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hại do oxy hóa kém.
Hiện tại, giới khoa học đang nghiên cứu sâu hơn về những bài tập cường độ cao mà loài cá nhám bùa từng trải qua để thích nghi được với mực độ sâu 762m so với mặt nước biển mà không cần thở.