Tổng thống thứ 39 và 46 của nước Mỹ: Jimmy Carter (trái) và Joe Biden khi còn trẻ. (Nguồn: AP) |
Kể từ sau thời Tổng thống Jimmy Carter, Mỹ một lần nữa phải đối mặt với chuỗi khủng hoảng ở quy mô lớn. Tổng thống Joe Biden không có nhiều lựa chọn. Nhiệm kỳ của ông sẽ được định nghĩa bằng cách xử lý những thách thức mà ông đã muốn tránh nhưng không thể.
Các nước phương Tây đang cho thấy sự chia rẽ và thiếu mạch lạc trong đối phó với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Anh dốc toàn lực cho việc trang bị vũ khí cho Ukraine, Đức từ chối cho phép các đồng minh NATO vận chuyển vũ khí do Đức sản xuất cho Ukraine. Đức và Pháp đang lên kế hoạch mà không kết nối với chính sách đối ngoại của Biden.
Điều này chỉ cổ vũ các đối thủ của họ tiến lên. Gần nhất vừa tuần trước, Iran, Nga và Trung Quốc đã tập trận hải quân chung lần thứ ba ở Ấn Độ Dương.
Những ngày gần đây, Nhà Trắng đã hiểu rõ sự cần thiết phải vượt ra ngoài một phản ứng kinh tế thuần túy trước sức ép của Nga. Thông báo cuối tuần rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào của Nga vào Ukraine có thể đưa hàng nghìn lính Mỹ vào các nước Baltic là một bước đi quan trọng.
Khủng hoảng Ukraine chỉ là bắt đầu. Nga và Trung Quốc sẽ không ngừng thăm dò vị thế toàn cầu của Mỹ để tìm ra những điểm yếu.
Để đối phó với thách thức này, việc Mỹ phải làm sẽ nhiều hơn việc di chuyển quân.
Ngân sách quân sự sẽ phải tăng lên khi Mỹ tăng cường năng lực chống lại cả Nga và Trung Quốc. Mộng tưởng về việc rút khỏi một số khu vực để tập trung vào những khu vực khác sẽ phải được gạt sang một bên.
Bài viết của tác giả theo chủ nghĩa hiện thực này ủng hộ chính sách quân sự cứng rắn với Nga sau khi đưa 1 dẫn chứng lịch sử về Tổng thống Jimmy Carter khi phải đối mặt với việc Liên Xô xâm lược Afghanistan và chủ nghĩa chống Mỹ lan rộng hậu cách mạng Iran.
Theo ông Walter Russell Mead, lựa chọn hướng đi cứng rắn của ông Jimmy Carter theo lời khuyên của Cố vấn An ninh quốc gia Brezinski thay vì các cố vấn theo chủ nghĩa tự do đã mở đường cho sự hồi sinh quyền lực và uy tín của Mỹ trong thời kỳ Reagan.