Lì xì đầu năm đang dần mất đi ý nghĩa thực sự của nó

Ngọc Ánh (T/H)| 09/02/2024 09:00

Mừng tuổi đầu năm vốn là một nét văn hóa truyền thống của ngày Tết, tuy nhiên nó chỉ đẹp và thật sự ý nghĩa khi được thực hiện đúng ý nghĩa là chúc may mắn, thuận lợi cho người được nhận. Đặc biệt, không đặt nặng giá trị vật chất.

Lì xì là những phong bao màu đỏ bên trong chứa tiền mới, gọi là tiền may mắn. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết.

Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc...

Vào thời điểm trước Tết, ai cũng chạy khắp nơi để đổi được tiền mới, tiền lẻ để mừng tuổi

Thế nhưng, ngày nay lì xì không đơn giản là cầu may nữa, khi đang bị thương mại hóa và mất dần đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu. Đã có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh tục lì xì cho trẻ

Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục lì xì trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam - Ảnh 1.
(Ảnh minh họa: Trí thức trẻ)

Khá nhiều gia đình trẻ em vừa thấy khách đến đã chạy ra đứng nhìn cứ y như chờ đợi để nhận tiền lì xì. Không ít em khi chưa nhận được tiền mừng còn lên tiếng “cô/chú lì xì con đi

8 tình huống dở khóc dở cười khi đi lì xì ngày Tết - Ảnh 2.
Ảnh: SOHA.VN

Nhưng mà điều làm cho khách và gia chủ ngại ngùng nhất là việc trẻ nhận được lì xì liền xé phong bì tại chỗ và la lên hoặc mặt mày nhăn nó, buồn rầu khi thấy tờ tiền có mệnh giá thấp.

Có em còn lên tiếng thật lớn “sao cô/chú lì xì ít thế? Mẹ ơi cô/ chú chỉ lì xì con có nhiêu đây thôi? Con không thích tờ này đâu…”.

Rồi đứng ngay tại đó đếm lì xì “bố mẹ ơi con được 500 ngàn đồng rồi. Năm nay, con được ít hơn năm ngoái…”.

untitled-4.jpg -0
Ảnh: CAND

Nhiều người cứ cho rằng, con nít thì nghĩ gì nói đó thôi, thế nên những cô cậu bé cứ vô tư nói tuồn tuột. Đứa chê tiền ít, đứa bảo sao keo? Đứa lại năn nỉ đòi được lì xì thêm…

Bên cạnh đó, ngày nay tình trạng lì xì phong bì lớn cho con cái của sếp để mua được thiện cảm và có khi cả uy lực của cha mẹ các cháu để xoa dịu bớt nỗi lo âu trong quan hệ đời thường, đang trở thành "truyền thống mới". Tiền mừng tuổi không chỉ còn mang tính tượng trưng nữa, mà tất cả đều được cụ thể hóa.

Có người còn tùy thuộc vào mối quan hệ, nhờ vả, “chút lộc nhỏ đầu xuân”  đã trở thành công cụ hối lộ, đút lót cho cha mẹ của bọn trẻ. Lì xì nhiều hay ít không phải là vấn đề, vấn đề thật ra nằm ở thái độ và mục đích của những người lì xì. Thái độ và mục đích tốt thì nó tốt, thái độ và mục đích xấu thì nó xấu.

Lì xì đầu năm vốn là phong tục đẹp của cha ông ta từ lâu đời, thế nên dù mệnh giá tiền ít hay nhiều thì người tặng cũng mong muốn gửi gắm đến trẻ may nắm, sức khỏe và ngoan ngoãn

Thế nên cha mẹ cần hướng dẫn con nhận lì xì làm sao cho đẹp, việc dạy cho trẻ điều này không chỉ giúp trẻ có cách ứng xử phù hợp để làm vui lòng khách mà còn nuôi dưỡng và giáo dục các em lòng nhân ái, biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý.

Bài liên quan
  • Tết xưa Tết nay, điều hay còn giữ
    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy - cựu giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, người Việt rất giỏi trong việc sáng tạo và lưu giữ văn hóa, nên Tết nay dù khác rất nhiều Tết xưa của ông bà nhưng vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của Tết.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Lì xì đầu năm đang dần mất đi ý nghĩa thực sự của nó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO