Lễ hội Hoa Lư sẽ khai mạc ngày 9/4/2022

Huyền Anh (Báo Thanh tra)| 14/10/2021 06:00

Kỷ niệm 1.054 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước Phong kiến Trung ương tập quyền đầy đủ đầu tiên của Việt Nam, hưởng ứng kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2022.

Lễ hội Hoa Lư sẽ khai mạc ngày 9/4/2022 - 1

Lễ tế cổ truyền tại đền Vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: https://vi.wikipedia.org

Góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc

Mục đích của việc tổ chức lễ hội là để tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Thông qua các hoạt động lễ hội tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thi đua lao động, sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022 và hưởng ứng kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình.

Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động của lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc; quảng bá tiềm năng thế mạnh về kinh tế - xã hội, những nét văn hóa đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, về đất và người Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, tại kế hoạch ký ngày 05/10/2021, yêu cầu tổ chức các hoạt động lễ hội theo các quy định hiện hành, phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm và có tính giáo dục cao, xứng đáng với vai trò, vị thế của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Các hoạt động lễ hội được tổ chức thiết thực, hiệu quả, ấn tượng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, đảm bảo phù hợp công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Với quy mô cấp tỉnh để xứng tầm vị thế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội tổ chức trong 03 ngày tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư), từ ngày 09/4/2022 đến ngày 11/4/2022 (tức ngày 09 đến ngày 11/3 năm Nhâm Dần). Riêng lễ cầu quốc thái dân an và lễ hội hoa đăng thực hiện vào ngày 06/4/2022 (tức ngày mùng 6/3 năm Nhâm Dần). Lễ mở cửa đền thực hiện sáng ngày 08/4/2022 (tức ngày mùng 8/3 năm Nhâm Dần).

Đa dạng các hoạt động lễ, hội

Phần lễ gồm: Lễ mở cửa đền; lễ rước nước; lễ mộc dục; lễ dâng hương; lễ tiến phẩm; lễ rước kiệu (từ các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến các triều đại Đinh, Tiền Lê về lễ hội); tế cửu khúc; tế lễ cổ truyền của các đoàn nam quan, nữ quan, đồng quan; lễ cầu quốc thái dân an và lễ hội hoa đăng; lễ tạ.

Phần hội gồm các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại tại không gian lễ hội. Cụ thể:

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Trình diễn màn trống hội Hoa Lư; lễ đăng quang Hoàng đế; cờ lau tập trận; kéo chữ “Thái Bình” (lồng ghép trong chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc); biểu diễn múa lân, múa rồng (lồng ghép trong chương trình lễ rước nước); giao lưu văn nghệ quần chúng; biểu diễn trống (trống nhảy, múa trống); biểu diễn cồng chiêng; múa rối nước; chiếu phim; biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Tổ chức hội trại thanh niên: Tổ chức các trò chơi, hội thi… và giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Tổ chức các trò chơi dân gian: Cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm, bắn cung, bắn nỏ.

Hoạt động thể thao: Giao lưu bóng chuyền huyện Hoa Lư; Giải Vật dân tộc toàn quốc năm 2022.

Các hoạt động thi, trưng bày, triển lãm, quảng bá: Thi và trưng bày mâm ngũ quả tiến Vua; thi kéo chữ “Thái Bình”; thi diễn tích “Cờ lau tập trận”; thi thư pháp; thi chèo thuyền khéo; trưng bày hình ảnh, hiện vật Kinh đô Hoa Lư; trưng bày các hiện vật, tuyên truyền, quảng bá giá trị khu di chỉ khảo cổ tại khu vực Cố đô Hoa Lư; triển lãm ảnh nghệ thuật “Non nước Ninh Bình”; trưng bày giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống và đặc sản tiêu biểu của tỉnh; hoạt động quảng bá du lịch Ninh Bình.

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/le-hoi-hoa-lu-se-khai-mac-ngay-9-4-2022-c9a17536.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/le-hoi-hoa-lu-se-khai-mac-ngay-9-4-2022-c9a17536.html
Bài liên quan
  • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
    Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
  • Nhịp sống cửa ô ở Hà Nội sau 200 năm
    Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Hoa Lư sẽ khai mạc ngày 9/4/2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO