Lễ hội đền Cửa Ông: Tri ân vị tướng có công chống giặc ngoại xâm

Thanh Vân (TTXVN)| 22/02/2023 17:09

Đền Cửa Ông gắn liền thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải Tổ quốc.

Lễ hội đền Cửa Ông: Tri ân vị tướng có công chống giặc ngoại xâm - 1

Các đoàn múa rồng tại Lễ khai hội đền Cửa Ông. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN

Ngày 22/2 (tức ngày 3/2 âm lịch), thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông tháng 2 năm Quý Mão để ghi nhớ công lao to lớn của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và các nhân thần được tôn thờ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông.

Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa thời nhà Trần, có lịch sử lâu đời gắn liền thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải Tổ quốc.

Ông là con thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là dũng tướng có công với dân, với nước, 2 lần được cử ra Cửa Suốt, một vị trí chiến lược của vùng Đông Bắc để trấn giữ. Để ghi nhớ công đức của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, nhân dân lập đền thờ tại Cửa Ông.

Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm 2017.

Lễ hội đền Cửa Ông được mở hàng năm vào ngày 3-4/2 và 3-4/8 (âm lịch), mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, biểu tượng đó được thể hiện bằng sự tôn vinh nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc thời nhà Trần-Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.

Lễ hội đền Cửa Ông: Tri ân vị tướng có công chống giặc ngoại xâm - 2

Nghi lễ rước Đức Ông và Thánh mẫu hoàn cung. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN

Lễ hội đền Cửa Ông nhằm tái hiện lịch sử, công lao to lớn của các bậc "khai quốc công thần," những người có công với dân, với nước; là dịp để mỗi người dân thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn," cầu mong cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm người dân với quê hương, đất nước.

Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả, Trưởng ban tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông cho biết năm nay lễ hội được tổ chức trở lại với quy mô lớn.

Phần lễ với hành trình lễ rước Đức Ông và các nhân thân vi hành từ đền Thượng đi dọc đường nghinh thần và về sân đền. Sau lễ rước là nghi thức tế lễ, dâng hương cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Phần hội với nhiều hoạt động như thi kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đánh trồng, đua thuyền, liên hoan tiếng hát khu dân cư và gia đình văn hóa, triển lãm, trưng bày hoa hồng...

Năm 2016, Lễ hội đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hàng năm, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông đón trên 90 vạn lượt người đến tham quan, chiêm bái. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, di tích đã đón khoảng 26 vạn lượt khách.

Để triển khai chương trình thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2023, lễ hội đền Cửa Ông tháng 2 năm Quý Mão được tổ chức có ý nghĩa đặc biệt và chuẩn bị cho lễ tưởng niệm 710 năm ngày mất của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1313-2023).

Ban tổ chức đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng cho các loại xe vào tham dự lễ hội.

Một số hình ảnh tại lễ hội:

Lễ hội đền Cửa Ông: Tri ân vị tướng có công chống giặc ngoại xâm - 3
Lễ hội đền Cửa Ông: Tri ân vị tướng có công chống giặc ngoại xâm - 4
Lễ hội đền Cửa Ông: Tri ân vị tướng có công chống giặc ngoại xâm - 5
Lễ hội đền Cửa Ông: Tri ân vị tướng có công chống giặc ngoại xâm - 6
    Bài liên quan
    • 48h đưa bà ngoại đi khắp xứ Huế
      Dù đã có nhiều chuyến du lịch, đặt chân đến những miền đất mới, nhưng chuyến du lịch lần đầu tiên cùng bà ngoại đã mang đến cho nữ du khách những cảm xúc khó quên. Thời gian bên cạnh người thân yêu của mình, du khách đã có những phút giây đậm vị tình thân.
    • Lung Ngọc Hoàng - 'Lá phổi xanh' của miền Tây
      Năm 1999, bác Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ghé thăm Lung Ngọc Hoàng. Sau khi đi thực tế, về làm việc, bác Sáu Dân căn dặn: Đây là mảnh rừng rất quý, là lá phổi xanh cho cả đồng bằng cần phải bảo tồn”, anh Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học và Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, nhớ lại. Và sau chuyến ghé thăm đó của bác Sáu Dân, cái tên Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được định danh đến nay.
    • Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn sâu trong rừng xanh Mường Phăng
      Sở Chỉ huy chiến dịch ẩn khuất trong rừng Mường Phăng, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh quan trọng dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.
    • Lên đỉnh Mẫu Sơn chạm vào linh địa cổ
      Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và phát hiện ra Khu linh địa cổ Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Đến nay, vẫn còn đó những bí ẩn về lịch sử và bí mật về những chủ nhân đã dày công xây dựng nên nơi này.
    • Nơi níu chân du khách bởi vẻ đẹp bình yên và cuộc sống dung dị
      Dù đã đến với xứ Huế mộng mơ, nữ du khách vẫn luôn trong tâm trạng háo hức khi được trở lại nơi đây để hòa mình vào nhịp sống chậm rãi, khung cảnh bình yên và cảm nhận tình người cố đô...
    • Mãn nhãn màn biểu diễn dù lượn tại Carnaval Hạ Long 2024
      Những chiếc dù lượn đầy màu sắc bay lượn trên bầu trời cùng pháo hoa và Drone light của chương trình Carnaval Hạ Long 2024 mang tên “Bừng sáng kỳ quan” mang tới cho khán giả màn biểu diễn ánh sáng và âm nhạc đầy màu sắc.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Lễ hội đền Cửa Ông: Tri ân vị tướng có công chống giặc ngoại xâm
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO