Lễ hoá vàng Tết Giáp Thìn 2024 và mâm cỗ đầy đủ nhất

Dạ Cầm (Tổng hợp)| 11/02/2024 21:30

Lễ hoá vàng là gì, cúng hoá vàng ngày nào đẹp nhất năm 2024 và phải chuẩn bị mâm cỗ thế nào?

Lễ hoá vàng là gì?

Lễ hoá vàng hay còn được gọi lễ tạ năm mới, hoặc lễ tiễn ông bà, vốn là phong tục lâu đời trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt.

Sau 3 ngày Tết Nguyên đán, con cháu làm lễ hoá vàng để tiễn gia tiên về trời, đồng thời nghinh đón thần tài về phù hộ cho gia đình đểmột năm mới làm ăn thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc.

gbg.jpg
Lễ hoá vàng là lễ tiễn ông bà. Ảnh tư liệu

“Mặc dù việc chuẩn bị mâm cỗ hoá vàng tùy vào kinh tế và phong tục tập quán của mỗi vùng miền, nhưng lễ cúng này rất quan trọng, gia chủ phải thành tâm, chuẩn bị mâm cỗ nghiêm chỉnh”, nghệ nhân Ánh Tuyết phát biểu trên báo Vietnamnet.

Ngày giờ đẹp cúng lễ hoá vàng năm 2024:

Lễ hoá vàng thường được thực hiện vào ngày mùng 3 Tết là phổ biến. Tuy nhiên, ngày nay cũng có nhiều gia đình làm lễ hoá vàng từ ngày mùng 4 đến mùng 10 Tết.

ggb.png
Có 4 ngày tốt để cúng lễ hoá vàng. Ảnh tư liệu

Mùng 3 Tết, tức ngày 12/2/2024 là khung giờ đẹp để hóa vàng gồm: Giờ Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).

Năm Giáp Thìn 2024, có 4 ngày khá đẹp để làm lễ hóa vàng hết Tết là mùng 4, 5, 8 và mùng 10 tháng Giêng. 

Mâm cỗ hóa vàng gồm những gì?

Tùy theo điều kiện của từng gia đình, lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên gia chủ cần đảm bảo những món lễ dưới đây:

+ Một mâm cỗ mặn gồm: Rượu, thịt, bánh chưng…

+ Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít;

+ Mâm ngũ quả;

+ Hoa tươi;

+ Hương;

+ Bánh kẹo;

+ Trầu cau, thuốc lá

+ 2 cây mía (Vì theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

Mâm cỗ cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Trước đây, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống.

Sau khi thắp hương làm lễ, gia chủ sẽ đốt vàng mã - hóa vàng. Khi hóa thì thường hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn.

Đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng. Lúc hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu, vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

t.jpeg
Mâm cỗ cúng lễ hoá vàng đầy đủ. Ảnh tư liệu

Nhiều nhà còn cẩn thận mang theo hai cây mía hơ trên phần tiền vàng mới hóa xong ví như nó là đòn gánh cho các cụ gánh tiền, gánh vàng về cõi âm.

Sau khi đốt vàng mã, con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, kết thúc những ngày Tết và bắt đầu trở lại với công việc.

Bài văn khấn lễ hóa vàng:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ Địa, Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh họ......

Tín chủ (chúng con) là: ………………………………………………………………….

Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm .......

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

gbg.png
Người đứng đầu gia đình sẽ đọc văn khấn lễ hoá vàng. Ảnh VNN

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con lễ bạc cúi xin chứng giám.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Phục duy cẩn cáo!

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Lễ hoá vàng Tết Giáp Thìn 2024 và mâm cỗ đầy đủ nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO