Xuất phát từ nhu cầu của người dân, Chính phủ đã hai lần cho phép Bộ Công an tổ chức đấu giá và thu lệ phí cấp biển số tự chọn vào năm 1993 và năm 2008. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà những lần thực hiện này mới chỉ
Ngày 22/9 vừa qua, tại phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 100% đại biểu đã đồng ý bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Thông tin này đang thu hút sự quan tâm của dư luận và giới chuyên gia.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến sáng 28/9 ở Báo điện tử Dân trí, Thiếu tướng Lê Xuân Đức - Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) và Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) sẽ giải đáp những thắc mắc, băn khoăn và tính pháp lý xung quanh chủ trương này.
Dự thảo nghị quyết mới nhất được đưa ra bàn thảo ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Chính phủ đã đưa ra 5 chính sách về chủ trương đấu giá biển số ô tô:
Thứ nhất, quy định biển số đưa ra đấu giá là biển số ô tô nền màu trắng, chữ và số màu đen trong kho biển số chưa được đăng ký. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đấu giá được lựa chọn bất kỳ biển số nào trong kho số đấu giá của tất cả các địa phương trên toàn quốc để tham gia đấu giá.
Không đưa ra đấu giá đối với một số biển số xe như: Biển số cấp cho xe mua sắm từ ngân sách nhà nước, xe của quân đội, xe của tổ chức doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm việc trong cơ quan, tổ chức đó hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, xác định công thức tính chung, áp dụng thống nhất trong tất cả trường hợp đấu giá, là mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương nhân với hệ số. Cụ thể, ở TPHCM và Hà Nội là 40 triệu/biển số; các địa phương còn lại khởi điểm từ 20 triệu đồng/biển.
Thứ ba, quy định đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá ít nhất bằng giá khởi điểm khi đấu giá lần đầu thì biển số được bán cho người đó.
Thứ tư, quy định quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá. Người trúng đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá biển ô tô; được gắn vào phương tiện giao thông của cá nhân, tổ chức; khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác. Không được phép chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày trúng đấu giá phải thực hiện việc đăng ký biển số đó gắn với phương tiện, nếu không đăng ký xe thì sẽ bị thu hồi.
Người trúng đấu giá biển số ô tô được quyền chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe có gắn biển số trúng đấu giá như quy định hiện hành (biển số theo xe) nhưng người được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe có gắn biển số trúng đấu giá không được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác hoặc chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá cho người khác.
Thứ năm, số tiền thu được từ đấu giá biển số sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định, sẽ phân chia nguồn thu theo tỷ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, giải trình thêm tại phiên họp, cho biết, ban đầu Bộ Công an dự kiến đấu giá biển số ô tô ở công an tỉnh, nhưng qua nghiên cứu, đánh giá thấy rằng đấu giá phân tán như vậy sẽ không đảm bảo, tính thống nhất không cao. "Do đó chúng tôi tính toán các điểm đấu giá biển số xe ô tô sẽ tập trung ở Bộ Công an"- ông Long nói.
Ngoài ra, theo ông Long, tại phiên họp của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (cơ quan thẩm tra) vừa qua, Bộ Công an đã xin rút lại đề nghị phân chia nguồn thu từ đấu giá biển số xe theo tỷ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương (chính sách 5). Thay vào đó, toàn bộ kinh phí này sẽ được nộp lại ngân sách trung ương.
Được biết, nhiều nước đã thực hiện việc lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá như Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Myanmar…