“Khu vực thi đấu Diên Khánh là địa hình miền núi vì vậy chúng tôi đã cố gắng thiết kế Làng Olympic phù hợp với địa hình địa phương. Khi chúng tôi bắt đầu khảo sát thực địa vào đầu năm 2017, chúng tôi ngạc nhiên khi phát hiện ra một số di tích mới. Các địa điểm mới này chưa được đánh dấu trên bản đồ trước đây”, Fan Xuexin - Giám đốc bộ phận di sản văn hóa của Yanqing cho biết.
Khu làng Xiaozhuanghu có diện tích khoảng 3.300m2, bao gồm các di tích nhà ở, hầm, cối xay đá, tường thành và đường xá. Cái tên Xiaozhuanghu có thể được tìm thấy trong hồ sơ lịch sử địa phương Yanqing, một số người dân đã sống ở đây cho đến đầu thế kỷ 20.
Vào tháng 6/2019, các nhà khảo cổ học đã đề xuất ngôi làng là một địa điểm di tích văn hóa “bất di bất dịch”, họ cũng đề xuất phát triển ngôi làng thành một khu vực triển lãm văn hóa Trung Quốc cho Thế vận hội mùa đông 2022 và Paralympic ở Bắc Kinh.
Trung tâm trượt quốc gia quận Diên Khánh, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
“Khái niệm cảnh quan truyền thống của Trung Quốc đã được tích hợp vào thiết kế của chúng tôi. Chúng tôi muốn xây dựng Làng Olympic theo cách bền vững và thân thiện với môi trường để đạt được sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Nhóm của chúng tôi đã giữ lại bố cục ban đầu của ngôi làng nhiều nhất có thể, cắt tỉa thảm thực vật, bổ sung hệ thống thoát nước và chiếu sáng”, Li Xinggang - Trưởng ban quy hoạch kiêm hiệu trưởng thiết kế của khu thi đấu Yanqing cho biết.
“Trong suốt Thế vận hội, ngôi làng đóng vai trò như một cửa sổ cho những người từ các quốc gia khác nhau hiểu biết nhiều hơn về văn hóa Trung Quốc. Kể từ khi Khu Olympic Yanqing mở cửa cho công chúng vào ngày 29/4, có rất nhiều du khách đã đến tham quan di tích lịch sử này”, Fan nói
Khu Olympic Diên Khánh, bao gồm Trung tâm Trượt tuyết Quốc gia và Trung tâm Trượt tuyết Alpine Quốc gia và Làng Olympic Mùa đông Diên Khánh, đã trở thành khu vực thứ ba ở Bắc Kinh có danh hiệu Olympic, tất cả đều được Ủy ban Olympic Quốc tế phê duyệt.