Tết Nguyên tiêu là hoạt động thường niên được tổ chức từ năm 1990, diễn ra vào dịp Rằm tháng Giêng hằng năm.
Lễ hội nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tạo không gian giao thương, thúc đẩy xúc tiến thương mại.
Sự kiện diễn ra sôi nổi, đầy màu sắc với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống cùng sự hưởng ứng, cổ vũ nhiệt tình của bà con và du khách.
Chiều 23/2/2024, hàng ngàn người dân và du khách nườm nượp đổ về khu vực đường Hà Tôn Quyền Q.11 để chuẩn bị rước lễ “Đêm hội Nguyên tiêu, thỉnh đèn lộc Q. 11 – năm 2024”.
Đúng 18 giờ, các đoàn lân - sư - rồng xuất phát từ Khánh Vân Nam Viện, diễu hành qua các tuyến đường trên địa bàn Q.11 (Nguyễn Thị Nhỏ - Ba tháng hai - Tạ Uyên - Nguyễn Chí Thanh - Hà Tôn Quyền - Trần Quý), tiến về khu vực lễ đài.
Đội lân thực hiện nghi thức múa lễ tại sân Khánh Vân Nam viện trước khi xuất phát.
Đoàn rước lễ vi hành qua các tuyến đường trên địa bàn Q.11 rồi tiến về khu vực lễ đài.
Rộn ràng trong tiếng chiêng trống thúc giục.
Trong đoàn rước không thể thiếu Thần tài và Thổ địa, 2 vị thần may mắn, ban tài lộc cho bà con.
Thỉnh thoảng đoàn rước lễ dừng lại biểu diễn dọc theo tuyến đường dưới sự cổ vũ, hò reo của người dân.
Đặc biệt là các em nhỏ, thường thích thú xin được vuốt, chạm tay vào các chú rồng, lân.
Chị Quách Gia Tuệ, nhà trong hẽm Khánh Vân Nam Viện cho biết, đối với bà con người Hoa, thường có tập tục cho trẻ em vuốt đầu rồng hay lì xì lân với niềm tin việc này sẽ đem lại cho các em trí huệ thông minh, sức khỏe và may mắn.
Tại các giao lộ, các đội rồng – lân dừng lại biểu diễn những màn múa điêu luyện, đẹp mắt.
Khi đoàn rồng dài di chuyển, bạn mới thấy được sự phối hợp nhịp nhàng, để tạo nên màn múa đặc sắc, anh Tiêu nhận xét.
Anh Lâm Tiêu, du khách đứng xem đoàn rước lễ biểu diễn nhận xét: "Múa lân nhìn dũng mãnh, đòi hỏi công phu điêu luyện của vận động viên; kỹ thuật càng cao, càng hấp dẫn. Tuy nhiên với tôi, múa rồng lại có cái gì đó quyến rũ và uy lực hơn. Nó không chỉ đòi hỏi kỹ thuật của 2 người phối hợp nhịp nhàng như múa lân mà cả đội phải cùng nhau chung sức.
Nhất là người cử hành phần đầu lân, không những phải phối hợp động tác nhịp nhàng, mà còn phải thật khỏe và dai sức để còn điều khiển lân múa với sự hợp sức ăn ý của toàn đội".
Từ trước 5 giờ chiều, khu vực lễ đài trên tuyến đường Hà Tôn Quyền, hàng ngàn người dân và du khách đổ về dự lễ và tham gia các hoạt động vui chơi, giao lưu văn hóa.
Viết thư pháp chữ Hán, nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào người Hoa.
Tại đây còn có các gian hàng ẩm thực với các món ăn truyền thống phục vụ người dân và du khách đến vui hội Nguyên tiêu.
Càng về khuya, dòng người cuồn cuộn đổ về khu vực khán đài, dự xem lễ khai mạc.
Tiết mục “Sư hí cầu”, đòi hỏi VĐV có những kỹ thuật điêu luyện.
Theo BTC, năm nay UBND Q. 11 tổ chức Lễ hội Nguyên tiêu – Xuân Giáp Thìn 2024 nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến đồng bào dân tộc Hoa, với các loại hình hoạt động văn hóa đặc thù, lành mạnh, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân nhân dịp Xuân Giáp Thìn.
Đồng thời xây dựng Lễ hội trở thành nét văn hóa đặc thù của lễ hội Nguyên tiêu tại Q. 11 thông qua các hoạt động như: trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian, viết liễn thư pháp (chữ Hoa và chữ Việt), diễu hành Lân – Sư – Rồng, Giao lưu văn hoá, văn nghệ người Hoa…
Trao quà cho người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
Tại buổi lễ, bà Trần Thị Bích Trâm – Phó chủ tịch UBND Q. 11 cho biết, đây là năm đầu tiên lễ hội Nguyên tiêu được tổ chức trên địa bàn. Ngoài những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và xã hội thì còn là giá trị của cộng đồng, dấu ấn của thời gian và cũng là tài sản tinh thần của người dân.
Theo bà Trâm, đây là nét đẹp hài hòa được kết hợp giữa văn hóa Việt và văn hóa dân tộc Hoa nhằm phát huy giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, tính nhân văn, tình đoàn kết gắn bó giữa đồng bào Việt, đồng bào Hoa với các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tiếp theo sau nghi thức thỉnh đèn, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND Thành phố trao tấm liễn lộc may mắn đầu năm cho chủ nhân các lồng đèn.
Đặc biệt trong lễ hội còn tổ chức thỉnh đèn lộc, đây là một nét văn hóa truyền thống lâu đời của cộng đồng người Hoa còn được gìn giữ đến nay.
Chương trình đã thu hút nhiều nhà hảo tâm đóng góp với số tiền hơn 104 triệu đồng, giúp đỡ trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn quận gặp khó khăn.