Với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên một số người cho rằng, sử dụng nhiều lá tía tô gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Thực tế, lá tía tô không gây nóng vì có nhiều chất xơ nên giảm đi tính ấm, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Dưới đây làm một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá tía tô:
Chữa cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn
Nói đến lá tía tô thì công dụng hữu hiệu nhất là trị cảm mạo. Theo y học bằng những cách sau đây, lá tía tô cực tốt để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn...
Xông, ngâm chân: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa, ngoài ra có thể dùng nước này để ngâm chân. Nếu lá được rửa sạch thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông.
Xem thêm: Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, để mồ hôi toát ra.
Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15 - 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Cách này dùng cho trẻ em người già yếu.
Ngoài ra, tía tô còn là những bài thuốc hữu hiệu trong các trường hợp sau:
Chữa dạ dày
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Xem thêm: 3 lợi ích sức khỏe của lá tía tô
Chữa bệnh gút
Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
Chữa mề đay, mẩn ngứa
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.
Làm đẹp da
Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần.
Với những vùng da có nhiều mụn thịt, mụn cóc, chị em hãy giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 - 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.
Lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô
Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.