Kinh nghiệm xin việc hiệu quả cho sinh viên năm cuối tham khảo

15/02/2024 09:38

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên cần phải chuẩn bị kinh nghiệm xin việc từ sớm.

Với bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, sinh viên cần chuẩn bị hành trang thật tốt trước khi ra trường nếu muốn tìm được công việc phù hợp, và nhà tuyển dụng đánh giá cao ngay khi vừa ra trường.

Dưới đây là một số kinh nghiệm xin việc hiệu quả dành cho sinh viên năm cuối, bạn có thể tham khảo thêm để chuẩn bị mọi thứ tốt hơn.

Xin việc làm luôn là vấn đề khiến nhiều sinh viên năm cuối lo lắng.

Xin việc làm luôn là vấn đề khiến nhiều sinh viên năm cuối lo lắng.

Lựa chọn quy mô công ty phù hợp

Nếu bạn chọn nơi bắt đầu công việc là công ty lớn, bạn nên xác định rằng có thể sẽ phải chờ đợi lâu hơn và khó trúng tuyển. Vì doanh nghiệp lớn thường đòi hỏi trình độ, kỹ năng rất cao, bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên giàu kinh nghiệm khác.

Ngược lại, nếu chọn nơi bắt đầu công việc là những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, xác suất xin việc thành công sẽ cao hơn. Dù cơ hội phát triển và mức lương tại những doanh nghiệp này chênh lệch nhiều so với doanh nghiệp lớn, nhưng bạn vẫn có thể học hỏi và tích lũy không ít kinh nghiệm tại đây.

Sinh viên nên dành từ 1 - 3 năm cho việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp sau này.

Viết CV xin việc

CV là một trong những yếu tố quan trọng định đoạt mức độ thành công của ứng viên. Đối với nhà tuyển dụng, CV không chỉ là bản thông tin về quá khứ mà còn giúp họ đánh giá rõ nhu cầu và khả năng của ứng viên đối với công việc.

Trong CV xin việc, bạn cần trình bày cụ thể các bằng cấp chứng chỉ và kinh nghiệm đã tích lũy được khi đi học. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn đã cố gắng và nỗ lực như thế nào trong suốt thời gian qua.

Không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn, trong CV bạn nên đề cập thêm một số kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng mềm bản của bản thân. Một trong những kỹ năng ghi điểm đối với nhà tuyển dụng là kỹ năng lãnh đạo, hoạt động xã hội, xử lý tình huống, làm việc nhóm.

Trả lời phỏng vấn

Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn hãy ghi nhớ những thông tin cần thiết về công ty và lĩnh vực kinh doanh, cũng như nhấn mạnh thành tựu đã đạt được. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao tính trung thực và sự chuẩn bị của bạn trong quá trình xin việc.

Đặc biệt, hãy cân nhắc thời gian đến buổi phỏng vấn đúng giờ, khoảng 15 phút trước khi buổi phỏng vấn diễn ra. Ứng viên nên lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với vị trí ứng tuyển khi đi phỏng vấn. Khi tham gia phỏng vấn, hãy lắng nghe kỹ lưỡng và trả lời câu hỏi nhanh chóng, bình tĩnh, và dứt khoát.

Trên đây là một số kỹ năng xin việc hiệu quả dành cho sinh viên năm cuối. Ngoài ra, sinh viên cần trang bị thêm cho mình một số kỹ năng mềm và các chứng chỉ cần thiết ngay từ sớm nhằm giúp quá trình xin việc diễn ra thuận lợi hơn.

Anh Anh (Tổng hợp)

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/kinh-nghiem-xin-viec-hieu-qua-cho-sinh-vien-nam-cuoi-tham-khao-ar850443.html
Copy Link
https://vtc.vn/kinh-nghiem-xin-viec-hieu-qua-cho-sinh-vien-nam-cuoi-tham-khao-ar850443.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm xin việc hiệu quả cho sinh viên năm cuối tham khảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO