Cuộc chiến 'siêu ứng dụng': Chỉ thanh toán là chưa đủ

Đạt Võ| 09/01/2021 12:10

Việt BáoThuật ngữ siêu ứng dụng nếu chỉ nhìn nhận ở khía cạnh thanh toán mà không có bất kỳ giải pháp cụ thể nào xem ra vẫn khó chấp nhận trong bối cảnh phát triển thời đại số.

Siêu ứng dụng đâu chỉ để thanh toán

Thuật ngữ siêu ứng dụng hay ứng dụng tất cả trong một được hiểu cho một hệ sinh thái nhiều tiện ích. Khi đó, người dùng dễ dàng sử dụng ứng dụng đó trong cuộc sống hàng ngày, cho những nhu cầu đơn giản đến mức cần thiết.

Ngoài ra, siêu ứng dụng cũng có thể được hiểu là sự cần thiết để sử dụng ít nhất một ngày vài lần, từ ngân hàng, đến thanh toán, nhắn tin, hành chính công... Người dùng có thể dùng đồng thời nhiều dịch vụ để phục vụ nhu cầu đơn giản của mình.

Tại Việt Nam, thị trường siêu ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày từ đi lại, đến ăn uống... cũng được cho là trăm hoa đua nở. Từ thanh toán, đến cả dịch vụ liên kết được xem là hệ sinh thái giúp người dùng có được tiện ích khi sử dụng.

Nhiều ứng dụng hiện nay hầu như chỉ xoay quanh lĩnh vực thanh toán xem ra vẫn chưa thật sự ổn khi khiến người dùng phải tốn thời gian nhiều hơn cho khâu trung gian. Người dùng vẫn chưa thật sự cần thiết để sử dụng các ứng dụng này thường xuyên khi so với nhiều "siêu ứng dụng" khác tiện ích hơn.

Siêu ứng dụng nếu chỉ quanh quẩn thanh toán là chưa đủ. Ảnh minh họa: Hoàng Duy.


Có thể kể đến Viettel Pay với gần 200 dịch vụ trên ứng dụng, giúp người dùng thêm sự tiện lợi hơn khi sử dụng cho đa dạng hệ sinh thái phục vụ từng nhu cầu. Nhiều ngành nghề hơn cũng đồng nghĩa với hệ sinh thái tốt hơn cho mọi nhu cầu từ mua sắm, giải trí đến đi lại, du lịch... Dịch vụ còn đi kèm với cả việc nộp học phí tại nhiều trường trên cả nước, một cách để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng.

Xem thêm: Ngân hàng lép vế cuộc chiến chuyển tiền mặt cuối năm, khách lẻ được lợi nhờ giao dịch ngoài giờ

Ngoài ra, Viettel Pay còn liên kết với chuỗi bán lẻ, điểm giao dịch... để đưa tính năng chuyển tiền mặt cho người dùng trên cả nước cho nhận tại nhà hay cửa hàng. Đây được xem là một lợi thế cạnh tranh mà ngân hàng hiện chưa tiếp cận được. Riêng VinID ngoài hệ sinh thái Vingroup, còn tích hợp thêm đi chợ, ăn uống... để người dùng khi cần có thể sử dụng qua chuỗi VinMart+.

Với Zalo, ứng dụng được xem là điểm nhấn cho hành chính công khi hiện đã tiếp cận lĩnh vực này trên 53 tỉnh/thành. Cùng với đó, hệ sinh thái cũng khá đa dạng với thanh toán ZaloPay cho nhiều dịch vụ, đến cả mua sắm, vận chuyển, khách sạn...

Mô hình của Zalo cũng được xem là hướng đi mà Grab đang tới sau khi chuyển mình từ vận chuyển kinh tế chia sẻ, một hướng đi có nhiều cạnh tranh trên thị trường. Song song đó, Shopee, Tiki... hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, vốn cần được đảm bảo về đối tác nếu muốn tăng chất lượng đến khách hàng.

Siêu ứng dụng bị gỡ bỏ sau khi hết khuyến mãi

Khách hàng tên Đạt (TP.HCM) cho biết anh thường xuyên sử dụng một ứng dụng ví điện tử nhưng chủ yếu chỉ là nạp thẻ cào để nhận ưu đãi chứ chưa đáp ứng được nhu cầu của anh, nhất là mua hàng qua mạng, vì không đa dạng.

Xem thêm: Thanh toán qua ví điện tử, làm sao để đảm bảo an toàn, tiện lợi?

"Tôi dùng chủ yếu nạp tiền điện thoại, chủ yếu ứng dụng nào giảm nhiều thì xài thôi. Mức sử dụng ứng dụng này chỉ khoảng 4%, nói chung cũng được so với nạp truyền thống dù không nạp trực tiếp cho thuê bao đang xài (mạng Viettel) được. So với Zalo Pay hay Viettel thì ưu đãi không bằng. Còn với mua vé máy bay thì tôi hay vào ứng dụng hoặc website hãng mua để được ưu đãi hơn", anh Đạt chia sẻ.

"Tôi xài Zalo thường xuyên hơn bởi đi kèm đó là OTT, lẫn thanh toán, lâu lâu cũng tra cứu hồ sơ khi cần", khách hàng tên Trọng (Đồng Nai) chia sẻ.

Viettel Pay không chỉ là thanh toán, mà còn cả hệ sinh thái gần 200 dịch vụ đi kèm. Ảnh: Minh Nguyễn


Theo khách hàng Trọng, ứng dụng ví điện tử chủ yếu hút khách bằng ưu đãi, khi hết ưu đãi thì không biết sử dụng vào đâu bởi mua trực tiếp thì tốt hơn nhiều, khỏi phải qua trung gian mất thời gian.

"Hiện tôi chỉ để trên điện thoại một vài ứng dụng cần thiết có OTT và dịch vụ theo nhu cầu. Đối với ứng dụng chuyên thanh toán thì tôi đã gỡ để tránh phiền toái vì thông báo, nhưng vài ngày cũng nhận được SMS, cũng khá phiền toái", anh Trọng lý giải cho việc gỡ bỏ MoMo ra khỏi điện thoại.

Xem thêm: Ví điện tử, ngân hàng lại cảnh báo thủ đoạn mới đánh cắp mã OTP lấy tiền

Theo Vietnamnet, đa phần khách hàng thừa nhận, các loại ví điện tử đều na ná nhau, chủ yếu dùng để thanh toán hóa đơn điện, nước, cước điện thoại, internet, truyền hình cáp, mua vé xem phim, thẻ cào, thẻ game,...

"Số lượng các giao dịch này rất thấp, mỗi tháng chỉ một vài lần, số tiền thanh toán rất ít. Chạy đua khuyến mãi để chiều lòng khách hàng dẫn tới hậu quả khi không còn ưu đãi, người dùng sẽ âm thầm gỡ bỏ ứng dụng".

Nên chăng siêu ứng dụng cần nhìn lại mình, để đưa dịch vụ tốt hơn cho nhu cầu thật sự khách hàng hơn là bài toán thanh toán, mà ở đó, ngân hàng dường như đã đi trước từ lâu.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cuộc chiến 'siêu ứng dụng': Chỉ thanh toán là chưa đủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO