Kiều bào góp ý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong xuất khẩu

Phạm Lý| 07/07/2024 07:00

Điểm hẹn kiều báo số 1” năm 2024 với nhiều tham luận của các kiều bào xoay quanh vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu.

Ngày 6/7, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức hội thảo “Điểm hẹn kiều bào số 1” năm 2024 với chủ đề “Vai trò cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn TP.HCM tham gia thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quyết định 1039/QĐ-UBND”.

Kiều bào góp ý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong xuất khẩu
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, ông Trần Đức Hiển, Phó Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết hiện nay người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm không chỉ ở chất lượng, mẫu mã, mà còn quan tâm thông tin liên quan tới quá trình sản xuất, nhất là những hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm... Vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã, đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trên thế giới.

Chính vì thế, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM chủ động phối hợp triển khai thực hiện và thông tin, phổ biến về kế hoạch triển khai quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn Thành phố gắn với hoạt động tại “Không gian văn Hồ Chí Minh - Điểm hẹn kiều bào”.

Kiều bào góp ý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong xuất khẩu
Các đại biểu phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo các kiều bào đã cùng trao đổi làm rõ: thông tin về quy định truy xuất nguồn gốc hàng hóa của Việt Nam với các quy định của quốc tế; thuận lợi của những doanh nghiệp đã đăng ký truy xuất hàng hóa khi tham gia thị trường quốc tế; vai trò đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp người Việt ở nước ngoài trong việc thúc đẩy đưa hàng hóa đã thực hiện truy xuất và những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng.

Kết luận hội thảo, bà Vũ Thị Huỳnh Mai - Chủ nhiệm Ủy ban NVNONN TP.HCM cảm ơn những ý kiến đóng góp thiết thực của đại biểu. Bà Mai cho biết sẽ gửi những ý kiến này đến lãnh đạo UBND TP để từ đó có những quyết sách phù hợp, có lợi cho việc xuất hàng hóa của TP ra thị trường nước ngoài, nhất là những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật…

TP.HCM truy xuất nguồn gốc cho hơn 500 lượt doanh nghiệp

Tại TP.HCM, sau hơn 2 năm áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Đề án 100, Thành phố đã thực hiện truy xuất nguồn gốc cho hơn 500 lượt doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố do các sở, ban, ngành cung cấp.

Đến nay đã có 61 đơn vị tham gia đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc. Đối với sản phẩm thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, có 47 cơ sở thuộc chuỗi cung ứng trên địa bàn Thành phố tham gia; đối với sản phẩm rau quả tươi, thủy sản đã có 14 cơ sở trên địa bàn sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn Việt Nam.

Bài liên quan
  • Trí thức kiều bào có vai trò quan trọng trong hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước
    Gặp gỡ, trò chuyện thân mật với các chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu của các nước trong cộng đồng Pháp ngữ, sáng ngày 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức tới Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn trí thức kiều bào sẽ tiếp tục đem những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về đất nước, đào tạo cho Việt Nam nhiều nhân tài hơn nữa.
  • Người phụ nữ giữ hồn tiếng Việt nơi xứ người
    Từ nỗi sợ mất đi tiếng mẹ đẻ của những người mẹ xa quê đến sự sáng tạo trong việc phát triển giáo trình và các hoạt động giảng dạy tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh đã trở thành biểu tượng tích cực trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về việc giữ gìn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Bộ sách giáo khoa "Chào Tiếng Việt" và trại hè tiếng Việt chính là những công cụ mà chị sử dụng để lan tỏa tình yêu tiếng Việt, đặc biệt là trong thế hệ trẻ.
  • Trí thức kiều bào có vai trò quan trọng trong hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước
    Gặp gỡ, trò chuyện thân mật với các chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu của các nước trong cộng đồng Pháp ngữ, sáng ngày 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức tới Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn trí thức kiều bào sẽ tiếp tục đem những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về đất nước, đào tạo cho Việt Nam nhiều nhân tài hơn nữa.
  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi kiều bào góp sức giúp đào tạo nhân tài
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn trí thức kiều bào đem những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về đất nước, đào tạo cho Việt Nam nhiều nhân tài hơn nữa.
  • Trường Việt ngữ Cây Tre: giữ gìn tiếng Việt giữa lòng Nhật Bản
    Vào một buổi chiều thứ Bảy tại thành phố Higashiosaka (Nhật Bản), tiếng hát và những câu chuyện về quê hương vang lên rộn rã từ lớp học của trường Việt ngữ Cây Tre. Đây không chỉ là nơi dạy tiếng Việt, mà còn là không gian giúp trẻ em người Việt tại Nhật Bản tìm về nguồn cội qua ngôn ngữ mẹ đẻ, văn hóa và lòng yêu Tổ quốc.
  • Mô hình song ngữ Việt - Lào: thắt chặt tình hữu nghị  hai dân tộc
    Ngày 4/10, tại thủ đô Vientiane, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm cùng phu nhân đã thăm Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du và chúc mừng các thầy cô giáo nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Lào.
  • Cuộc sống sau 17 năm của bé gái bị bỏ rơi được gia đình Ireland nhận nuôi
    Cháu Ngô Hương Thảo bị bỏ rơi năm 2007, sau đó được gia đình ông bà Eamon McMullen (Ireland) nhận nuôi. Cô bé được nuôi dạy khôn lớn trong vòng tay yêu thương của gia đình.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Kiều bào góp ý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong xuất khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO