Kiến vàng chimera (Tên khoa học: Anoplolepis gracilipes), giống như nhiều loài xâm lấn khác, đang cố gắng xâm chiếm những vùng đất mới và thích nghi để tạo ra càng nhiều kiến thợ càng tốt.
Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng chúng sử dụng một phương thức sinh sản mà khoa học chưa từng biết đến.
Thông thường, kiến chimera đực là những sinh vật đơn lẻ được tạo thành từ hai quần thể tế bào khác biệt về mặt di truyền, tức là chúng luôn mang 2 bộ nhiễm sắc thể giống nhau trong tất cả các tế bào của cơ thể.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra với những con kiến đực, khi một số cá thể chỉ chứa một trong hai bộ gen.
Họ đặt giả thuyết rằng những con kiến đực này có thể phát triển từ những quả trứng được thụ tinh khi 2 giao tử của kiến bố mẹ không thực sự hợp nhất, khiến chúng trở thành loài lưỡng bội.
Nghiên cứu cho rằng nhân tế bào của lần lượt kiến bố và kiến mẹ đã hình thành một quá trình phân chia riêng biệt trong cùng một quả trứng.
Điều này khiến những con đực trưởng thành được tạo ra có cả trình tự DNA của cả kiến bố và kiến mẹ, nhưng trong các tế bào cơ thể khác nhau.
"Đây là trường hợp độc nhất vô nhị", TS. Hugo Darras tại Đại học Johannes Gutenberg Mainz, đồng thời là tác giả của nghiên cứu, cho biết. "Quá trình này trái ngược với những trường hợp đã biết về kiến chimera, khi hầu như không có sự trao đổi tế bào giữa chúng".
Nhà di truyền học tiến hóa Waring Trible đến từ Đại học Harvard, thì đánh giá đây là một bước tiến hóa có điều kiện xảy ra ở loài kiến chimera, mà chúng ta vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao. "Có thể coi đây là một bước tiến hóa tiếp theo ở loài kiến", ông khẳng định.
Trong tự nhiên, hầu hết các loài động vật được phát triển từ tế bào tinh trùng và tế bào trứng sau khi hợp nhất thành một, rồi kết hợp DNA giữa chúng.
Khi một sinh vật lớn lên, tất cả các tế bào tiếp theo, ngoại trừ tế bào giới tính, đều sẽ mang 2 bộ nhiễm sắc thể mang DNA, với mỗi bộ nhiễm sắc thể từ bố và mẹ.
Nói cách khác, các tế bào sinh dưỡng này đều mang thông tin di truyền giống nhau. Tại đó, tinh trùng và tế bào trứng chỉ chứa 1 bộ nhiễm sắc thể duy nhất.
Tuy nhiên với kiến vàng chimera, một phương pháp sinh sản kỳ lạ đã ra đời. Các chuyên gia tiến hóa cho rằng điều này sẽ có lợi cho kiến chimera, bởi nó giúp loài kiến này tránh được mọi khả năng giao phối cận huyết, một đặc điểm thường thấy ở các loài kiến xâm lấn khác.
Hiện, ước tính có khoảng 20.000 loài kiến, nhưng hệ thống sinh sản của hầu hết trong số chúng chưa vẫn được khoa học làm rõ. Kiến cũng được coi là một trong những loài xâm lấn đáng sợ nhất thế giới.