Kiểm toán toàn diện việc huy động nguồn lực phòng chống Covid-19, trừ kít xét nghiệm

19/01/2022 10:23

KTNN sẽ triển khai kiểm toán chuyên đề về việc huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng chống dịch Covid-19 tại 32 tỉnh, thành và các bộ, ngành; không kiểm toán việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm.

Thời gian kiểm toán, dự kiến từ 16/2 đến 31/3, phát hành báo cáo kiểm toán trước 31/5.

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) ngày 19/1 đã tổ chức hội thảo để lấy thêm ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý; nhất là ý kiến của các lực lượng tuyến đầu chống dịch về mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn và phương thức tổ chức cuộc kiểm toán nhằm hoàn thiện Đề cương, trước khi trình Tổng KTNN ban hành.

TS. Vũ Văn Họa, Phó Tổng KTNN, cho hay, mục tiêu cuộc kiểm toán nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật, việc ban hành các cơ chế chính sách, các khó khăn vướng mắc trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng chống dịch Covid-19, nhằm báo cáo kịp thời với Quốc hội, Chính phủ, thông tin kịp thời cho công luận và xã hội.

Kiểm toán toàn diện việc huy động nguồn lực phòng chống Covid-19, trừ kít xét nghiệm
Sẽ kiểm toán toàn diện về việc huy động, sử dụng các nguồn lực phòng chống dịch Covid-19

Việc kiểm toán được tiến hành tại 32 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và các bộ, ngành như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH, Ngân hàng nhà nước, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam,...

Tuy nhiên, chuyên đề này không kiểm toán việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm tại tất cả các đơn vị. Nội dung này, theo ông Vũ Văn Họa, do Thanh tra chính phủ thực hiện. KTNN chỉ tổng hợp số liệu theo báo cáo của các đơn vị.

Ông Họa cho biết, Thanh tra Chính phủ từ 19/1 cũng tiến hành tra thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế tại Bộ Y tế và TP. Hà Nội, TP.HCM. Trước đó, ngày 16/1, Thanh tra Chính phủ và KTNN đã thành lập một ban chỉ đạo để thống nhất nội dung triển khai, tránh sự trùng lắp.

Cụ thể, KTNN sẽ tiến hành kiểm toán việc huy động các nguồn lực phòng chống dịch Covid-19. Đó là nguồn Ngân sách Nhà nước (TƯ và địa phương); kinh phí và quỹ của các cơ sở y tế; nguồn viện trợ và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu từ dịch vụ xét nghiệm (nhanh và PCR); sự đóng góp của các lực lượng tuyến đầu chống dịch, chính sách thuế (miễn, giảm, gia hạn thuế,... ), chính sách tín dụng (giảm lãi, kéo dài thời gian trả nợ, gia hạn, giữ nguyên nhóm nợ,… ).

Ngoài ra, cơ quan này sẽ kiểm toán việc sử dụng các nguồn lực huy động được. Đây là nội dung quan trọng nhất của cuộc kiểm toán chuyên đề này, đặc biệt là các chính sách, khoản chi cho các lực lượng phòng chống dịch cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch (y, bác sĩ, quân đội, công an, tình nguyện viên,... ); chính sách đối với bệnh nhân được điều trị, người bị cách ly y tế; chính sách đối với người lao động; chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với lực lượng sản xuất và lưu thông hàng hóa; các đơn vị sử dụng người lao động.

Hơn nữa, KTNN cũng xem xét khó khăn vướng mắc và những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức xây dựng, thanh quyết toán chi phí xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở thu dung, cơ sở cách ly, cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến,…

Đồng thời, những khó khăn vướng mắc trong việc tiếp nhận, bảo quản phân phối và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ bằng hiện vật, nhất là các phương tiện phòng chống dịch như vắc xin, phương tiện vận tải, máy thở, ôxy và các trang thiết bị y tế khác.

Việc xây dựng và ban hành giá các loại dịch vụ, đặc biệt là giá các dịch vụ xét nghiệm (nhanh và PCR) cũng là phạm vi nằm trong nội dung chuyên đề kiểm toán này.

Ngọc Hà

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/kiem-toan-toan-dien-viec-huy-dong-nguon-luc-phong-chong-covid-19-tru-kit-xet-nghiem-809988.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/kiem-toan-toan-dien-viec-huy-dong-nguon-luc-phong-chong-covid-19-tru-kit-xet-nghiem-809988.html
Bài liên quan
  • Chứng khoán kỳ vọng làn gió mới
    Thanh khoản sụt giảm mạnh, khối ngoại bán ròng khiến chứng khoán Việt èo uột trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
  • Bản tin nông sản hôm nay (5-11): Giá hồ tiêu đi ngang, cà phê giảm 500 đồng/kg
    Giá hồ tiêu hôm nay (5-11) duy trì xu hướng ngang giá ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê giảm 500 đồng/kg nằm trong khoảng 105.500-106.000 đồng/kg.
  • Nhận định chứng khoán 5/11: Thị trường có thể đi ngang
    Thị trường chứng khoán có thể sẽ đi ngang và biến động quanh mức hiện tại trong phiên hôm nay 5/11. Đồng thời, chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1.240 – 1.250 điểm trong những phiên giao dịch tới, các cổ phiếu đang rơi vào trạng thái quá bán nên thị trường được kỳ vọng sớm hồi phục trong những phiên giao dịch tới.
  • Đưa sầu riêng, bưởi da xanh miền núi lên sàn thương mại điện tử
    Vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều loại nông sản như sầu riêng, bưởi da xanh… có giá trị kinh tế cao nhưng việc tiêu thụ chưa bền vững. Nâng cao chất lượng, mẫu mã nông sản, liên kết tiêu thụ, bán hàng qua sàn thương mại điện tử là những giải pháp đang được các ngành, doanh nghiệp thực hiện nhằm giải quyết đầu ra ổn định cho bà con.
  • Việt Nam xuất khẩu thủy sản tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD
    Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm (từ tháng 6/2022), xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng...
  • Giá xăng dầu hôm nay (5-11): Xanh sàn
    Giá xăng dầu thế giới giữ đà leo dốc, sau quyết định giữ nguyên sản lượng của OPEC+ và "hóng" kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Kiểm toán toàn diện việc huy động nguồn lực phòng chống Covid-19, trừ kít xét nghiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO