Khung giờ vàng cúng Tết Đoan Ngọ
Năm 2022, ngày 5/5 âm lịch nhằm vào thứ 6 ngày 3/6 dương lịch tức ngày Đinh Hợi, tháng Bính Ngọ, năm Nhâm Dần.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (Công Ty Phong Thủy VNN), chúng ta có các khung giờ đẹp để tiến hành nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ:
Giờ đẹp nhất là: giờ Bính Ngọ từ 11h đến 13h.
Sớm hơn có giờ Giáp Thìn từ 7h đến 9h.
Muộn hơn có giờ Đinh Mùi từ 13h đến 15h.
Cuối cùng trong ngày giờ Canh Tuất từ 19h đến 21h.
Vào mùng 5 tháng 5 thông thường dân gian sử dụng hương thắp theo số lẻ.
Văn hóa 3 miền trong Tết Đoan Ngọ
Thịt vịt là món truyền thống trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người Nam bộ.
Văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú nên tại mỗi miền của đất nước lại có những nét văn hóa đặc trưng riêng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này ngả rượu để mang ra phố thị bán, rượu nếp cũng được người dân thành thị ưa chuộng, là thức ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Còn ở miền Trung, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên để cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức.
Ngoài ra, theo truyền thống của người Nam bộ, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm cỗ diệt sâu bọ.
Như vậy, có thể nói Tết Đoan Ngọ là Tết giữa năm, trước là tưởng nhớ tổ tiên, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khoẻ. Tết Đoan Ngọ đã gắn với tín ngưỡng của cả cộng đồng Việt Nam từ bao đời và trở thành một lễ tết truyền thống.
* Thông tin mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.