Không phải tất cả Vạn Lý Trường Thành đều được dùng cho mục đích quân sự

10/06/2020 09:46

Theo các nhà nghiên cứu, một phần phía bắc của Vạn Lý Trường Thành được xây dựng không phải để ngăn chặn các đội quân xâm lược mà là để theo dõi tình trạng di chuyển của người và gia súc.

Không phải tất cả Vạn Lý Trường Thành đều được dùng cho mục đích quân sự - 1
Một phần cấu trúc của Vạn Lý Trường Thành.

Khi các nhà nghiên cứu lần đầu tiên lập bản đồ hoàn chỉnh đường phía Bắc dài 740 km của Vạn Lý Trường Thành, phát hiện của họ đã thách thức các giả định trước đó.

"Trước khi có nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mục đích của bức tường là ngăn chặn quân đội của Thành Cát Tư Hãn", nhà nghiên cứu Gideon Shelach-Lavi từ Đại học Jerusalem cho biết.

Nhưng tuyến phía Bắc nằm chủ yếu ở Mông Cổ có chiều cao tương đối thấp và gần các lối đi. Điều này chỉ ra các chức năng phi quân sự.

Shelach-Lavi cho biết thêm: "Kết luận của chúng tôi cho thấy chức năng của việc giám sát hoặc ngăn chặn sự di chuyển của người và gia súc để có thể đánh thuế họ".

Xây dựng Vạn Lý Trường Thành được chia thành các phần có tổng chiều dài hàng ngàn km, lần đầu tiên bắt đầu vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên và tiếp tục trong nhiều thế kỷ.

Tuyến phía Bắc, còn được gọi là "Bức tường của Thành Cát Tư Hãn" được xây dựng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII rải rác với 72 cấu trúc trong các cụm nhỏ.

Shelach-Lavi và nhóm các nhà nghiên cứu Israel, Mông Cổ và Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao và các công cụ khảo cổ truyền thống để vạch ra bức tường và tìm ra các đồ tạo tác giúp xác định ngày tháng.

  • Bức ảnh ‘cổng trời’ tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội
    Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?
  • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
    Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Không phải tất cả Vạn Lý Trường Thành đều được dùng cho mục đích quân sự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO