Trong số đó, tổ chức tín dụng phát hành hơn 109 nghìn tỷ đồng, chiếm 67,5% khối lượng phát hành; doanh nghiệp bất động sản phát hành gần 38,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 24%; các doanh nghiệp lĩnh vực còn lại phát hành 13,8 nghìn tỷ đồng (8,5%).
Cùng với đó là 24 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành có điều khoản bảo đảm (chiếm 14,9% khối lượng phát hành). Trong đó, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản có điều khoản bảo đảm chiếm 84,4%.
Khối lượng mua lại trước hạn là 88,8 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2023.
Trên thị trường thứ cấp, theo thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong 7 tháng năm 2024, tổng giá trị giao dịch đạt 566.857 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 4.049 tỷ đồng/phiên.
Trước đó, nhận định về thị trường trong quý III/2024, đại diện Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect cho rằng, áp lực đáo hạn sẽ hạ nhiệt trước khi tăng trở lại vào quý IV/2024. Ước tính, trong quý III/2024 sẽ có khoảng 38,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, giảm 27,2% so với quý II/2024. Nhóm bất động sản chiếm 49% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong quý III/2024; tiếp đến là nhóm ngân hàng chiếm tỷ lệ 26,7%.
VNDirect ước tính, sẽ có khoảng 50.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm ngân hàng chuyển thời gian đáo hạn còn lại từ trên 1 năm xuống dưới 1 năm, do đó nhiều khả năng trong quý III/2024, nhóm ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài hơn để thay thế và mua lại trái phiếu sắp đến hạn này.
Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục phối hợp các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, tăng trưởng tín dụng, phục hồi thị trường bất động sản, bảo đảm minh bạch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ thị trường tự điều chỉnh, phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hơn.