Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt?

17/06/2020 10:02

Trạm động đất Phủ Liễn thuộc mạng lưới trạm địa chấn quốc gia Việt Nam, có chức năng chính là quan trắc động đất ở Việt Nam và khu vực.

Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt? - 1

Trạm động đất Phủ Liễn - một trong những trạm động đất đầu tiên của Viện Vật lý Địa Cầu (IGP). Trạm ở Phường Trần Thanh Ngọ, Quận Kiến An, Hải Phòng.

Trạm động đất Phủ Liễn được thành lập lần đầu tiên vào năm 1923 bởi người Pháp và được hoạt động lại vào năm 1954. Đây là một trong những trạm động đất đầu tiên của Viện Vật lý Địa Cầu (IGP).

Lúc đầu, trạm được thiết kế để đặt máy biến dạng. Vào thời điểm đó, trạm cũng được lắp đặt ghi động đất. Trong 15 năm gần đây, chỉ có máy ghi động đất còn hoạt động.

Được thiết kế hầm đặt máy dài và trên nền đá gốc, trạm Phủ Liễn là một trong những trạm có dữ liệu địa chấn chất lượng cao. Với mục đích báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, tín hiệu từ máy ghi động đất đặt tại trạm được truyền trực tiếp về IGP thông qua internet.

Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt? - 2

Được thiết kế hầm đặt máy dài và trên nền đá gốc, trạm Phủ Liễn là một trong những trạm có dữ liệu địa chấn chất lượng cao.

Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt? - 3

Cảm biển sensor hiện đại do địa chấn đặt trên nền đá gốc.

Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt? - 4
Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt? - 5

Tín hiệu từ máy ghi động đất đặt tại trạm thông qua bộ chuyển đổi được truyền trực tiếp về IGP thông qua internet.

Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt? - 6

Hệ thống có thể sử dụng nguồn ắc quy để duy trì đề phòng mất điện lưới nhằm đảm bảo tín hiệu thông suốt.

Thông qua các hợp tác quốc tế, trạm Phủ Liễn không chỉ đặt các máy động đất của IGP, mà còn được đặt các bộ máy địa chấn của các tổ chức quốc tế như Cơ quan Khoa học và Công nghệ Địa-Biển Nhật Bản (JAMSTEC) và Viện Khoa học Trái Đất, Đài Loan (IES).

Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt? - 7

Thùng sắt bảo quản các thiết bị trong trạm động đất Phủ Diễn.

Hiện nay, IGP cầu đang quản lý và vận hành một mạng lưới đài trạm quan trắc động đất quốc gia và nhiều mạng lưới đài trạm quan trắc động đất trên khắp đất nước. Viện Vật lý Địa cầu, với Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cũng là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ra các thông báo về động đất và cảnh báo sóng thần trên toàn đất nước Việt Nam.

Mạng lưới quan sát động đất ở Việt Nam được hình thành và phát triển với mục đích chính là nghiên cứu các quy luật biểu hiện động đất trên lãnh thổ, góp phần vào giảm nhẹ thiên tai phục vụ cho việc phát triển bền vững của đất nước.

Theo lãnh đạo của IGP, trong suốt thời gian hoạt động, trạm địa chấn Phủ Diễn đã quan trắc được nhiều trận động đất quan trọng trong nước và khu vực, đóng vai trò quan trọng trong công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam. Điển hình như các trận động đất Tohoku, Nhật Bản (ngày 11/3/2011, độ lớn 9,1), động đất Hải Phòng (ngày 3/10/2012, độ lớn 4,4), động đất Sayabouly, Lào (ngày 21/11/2019, độ lớn 6,1), động đất Cao Bằng (ngày 27/11/2019, độ lớn 4,8).

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Trạm động đất lâu đời nhất ở Việt Nam có gì đặc biệt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO