Mất ngủ mãn tính có thể khiến não bộ 'tự ăn chính mình'?

13/08/2020 11:07

Các nhà nghiên cứu cho rằng giấc ngủ không chỉ đơn thuần là cách để cơ thể bổ sung năng lượng mà còn giúp não bộ tự đào thải các sản phẩm phụ độc hại từ các hoạt động trong ngày.

Nhưng nếu thiếu ngủ mãn tính, bộ não có xu hướng… “ăn chính nó”.

Mất ngủ mãn tính có thể khiến não bộ “tự ăn chính mình”? - 1

Thực tế, bộ não được thanh lọc bởi hai loại tế bào thần kinh đệm, chúng thường được coi là "chất keo" của hệ thần kinh. Loại đầu tiên được biết đến là tế bào thần kinh đệm chịu trách nhiệm cho quá trình thực bào giúp loại bỏ các tế bào não cũ và mòn.

Trong khi đó, tế bào thứ hai được gọi là tế bào thần kinh đệm hình sao. Công việc của nó là cắt bỏ các khớp thần kinh không cần thiết trong não để giúp nó làm mới và định hình lại hệ thống. Nhưng do thiếu ngủ triền miên, các tế bào thần kinh đệm hình sao tăng hoạt động của chúng và bắt đầu nuốt chửng các phần của khớp thần kinh. Quá trình này được gọi là quá trình thực bào tế bào hình sao.

“Lần đầu tiên chúng tôi chứng minh được rằng các phần của khớp thần kinh bị tế bào thần kinh đệm hình sao ăn theo đúng nghĩa đen vì mất ngủ”, nhà nghiên cứu Bellesi cho biết.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Marche ở Ý, đứng đầu là nhà thần kinh học Michele Bellesi, đã thực hiện nghiên cứu liên quan đến khám phá này vào năm 2017 bằng cách sử dụng bốn nhóm chuột với mức độ nghỉ ngơi khác nhau.

Một nhóm ngủ từ sáu đến tám giờ, nghĩa là chúng được nghỉ ngơi đầy đủ, trong khi nhóm khác được đánh thức định kỳ.

Một nhóm chuột khác được giữ thức thêm 8 giờ, khiến chúng trở thành nhóm thiếu ngủ. Nhóm cuối cùng phải thức liên tục 5 ngày, khiến chúng mất ngủ triền miên.

Sau đó, nhóm nghiên cứu bắt đầu chụp não của những con chuột và so sánh, tìm kiếm hoạt động của tế bào thần kinh đệm hình sao.

Dựa trên nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã tìm thấy tế bào thần kinh đệm hình sao trong 5,7% khớp thần kinh của nhóm được nghỉ ngơi tốt, trong khi những con chuột tỉnh táo tự nhiên có tế bào này ở 7,3% khớp thần kinh của chúng.

Đối với nhóm thiếu ngủ và thiếu ngủ kinh niên, các tế bào thần kinh đệm hình sao đã tăng đáng kể hoạt động của chúng và bắt đầu ăn các phần của khớp thần kinh lớn nhất. Có thể được tìm thấy lần lượt ở mức 8,4% và 13,5% của nhóm thiếu ngủ và thiếu ngủ kinh niên.

Không chỉ thế, hoạt động tế bào thần kinh đệm của nhóm cuối cùng cũng tăng lên, điều này có thể đáng lo ngại vì nó có liên quan đến nhiều dạng thoái hóa thần kinh khác nhau, bao gồm cả bệnh Alzheimer.

"Chỉ mất ngủ mãn tính mới kích hoạt các tế bào thần kinh đệm và thúc đẩy hoạt động thực bào của chúng. Điều này cho thấy rằng việc gián đoạn giấc ngủ kéo dài có thể có tác hại thực sự", các nhà nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn liệu quá trình tương tự có xảy ra trong não người hay không nên cần có các nghiên cứu thêm.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mất ngủ mãn tính có thể khiến não bộ 'tự ăn chính mình'?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO