Vấn đề bản quyền trên YouTube đang rất được quan tâm thời gian gần đây. Thực tế cũng có không ít trường hợp YouTube nhận diện nhầm bản quyền. Khi đó, người dùng hoàn toàn có thể kháng cáo.
Content ID chưa hẳn là cảnh cáo vi phạm bản quyền
Content ID là một hệ thống tự động của YouTube. Hệ thống này cho phép đơn vị chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung (như âm thanh, hình ảnh) thuộc quyền sở hữu của họ.
Nếu nội dung người dùng tải lên bị xác nhận trùng khớp qua Content ID, video sẽ nhận được thông báo "Chứa nội dung có bản quyền" trong nền tảng quản lý nội dung YouTube Studio.
Thông thường, thông báo xác nhận quyền sở hữu Content ID chỉ là để theo dõi hoặc kiếm tiền trên video mới tải lên chứ không phải là để chặn video. Trong trường hợp này, doanh thu quảng cáo thuộc về bên sở hữu bản quyền trên YouTube.
Nếu video mới tải bị yêu cầu gỡ xuống, người dùng sẽ nhận được thông báo "Video đã bị gỡ bỏ: Cảnh cáo vi phạm bản quyền". Tất nhiên khi đó chủ sở hữu bản quyền trên YouTube đã chủ động cung cấp bằng chứng đầy đủ. Lúc này, người dùng sẽ nhận 1 lần cảnh cáo, hay còn được gọi là 1 "gậy".
Nhìn chung vì Content ID là hệ thống tự động, nên người dùng có thể kháng nghị và khiếu nại theo một quy trình mở hơn.
Kháng nghị Content ID trên YouTube như thế nào?
Để kháng nghị Content ID, người dùng cần đăng nhập vào nền tảng YouTube Studio (studio.youtube.com). Trong danh sách bên trái, hãy chọn mục "Nội dung", và lọc danh sách video với lựa chọn "Khiếu nại về bản quyền".
Trong cột "Hạn chế", hãy di chuột lên mục "Khiếu nại về bản quyền" rồi nhấp vào "Xem chi tiết".
Trong danh sách bên trái của YouTube Studio, hãy chọn mục "Nội dung", và lọc danh sách video với lựa chọn "Khiếu nại về bản quyền". Trong cột "Hạn chế", hãy di chuột lên mục "Khiếu nại về bản quyền" rồi nhấp vào "Xem chi tiết". |
Người dùng nhấp vào "Chọn hành động" => "Kháng nghị" đối với nội dung không đồng ý với nhận diện của Content ID.
Người dùng nhấp vào "Chọn hành động" đối với nội dung không đồng ý với nhận diện của Content ID. |
Chọn "Kháng nghị" và thực hiện các bước hoàn tất. |
Bên cạnh gửi kháng nghị trên YouTube, người dùng có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị đăng ký sở hữu bản quyền trên YouTube để phối hợp xử lý.
Quy trình kháng cáo Content ID trên YouTube
Sau khi người dùng gửi kháng nghị, đơn vị sở hữu bản quyền trên YouTube có thể đồng ý gỡ áp dụng Content ID. Nếu trước đây người dùng đã kiếm tiền từ video này, các chế độ cài đặt kiếm tiền sẽ tự động khôi phục.
Ngoài ra nếu chủ sở hữu bản quyền không phản hồi trong vòng 30 ngày, việc áp dụng Content ID đối với video tranh chấp cũng sẽ tự động hết hạn. Người dùng không cần làm gì khác.
Ngược lại, đơn vị sở hữu có thể giữ lại quyết định của Content ID, thậm chí gửi yêu cầu gỡ bỏ video, đồng nghĩa với việc tài khoản người dùng sẽ nhận 1 cảnh cáo vi phạm bản quyền.
Trong trường hợp đó nếu không đồng thuận, người dùng có thể tiếp tục thực hiện các lựa chọn cao hơn là khiếu nại và gửi thông báo phản đối. Cả "Khiếu nại" hay "Gửi thông báo phản đối" đều nằm trong mục "Chọn hành động" như khi "Kháng nghị".
Quy trình kháng cáo trên YouTube được diễn giải chi tiết hơn trong video bên dưới:
Anh Hào